Phương pháp thuyết trình kết hợp phương pháp làm việc nhóm
Trong phương pháp kết hợp này, giảng viên cung cấp cơ sở lý thuyết nền tảng; phân chia các nhóm sinh viên từ 5 đến 10 người.
Mỗi nhóm sẽ chọn (hoặc được giao) một đề tài nào đó có liên quan đến nội dung môn học rồi tự phân chia công việc trong nhóm cho các thành viên để tiến hành việc tìm hiểu những nội dung lý thuyết liên quan đến đề tài qua sách, giáo trình, ấn phẩm nghiên cứu khoa học…; tìm hiểu thực tế xem các doanh nghiệp, tổ chức hiện đang thực hiện công việc liên quan đến đề tài như thế nào, với những bằng chứng là thông tin, số liệu, hình ảnh... thực tế cụ thể thông qua tiếp cận doanh nghiệp (thực tập tại doanh nghiệp), thông tin doanh nghiệp trên Internet, thị trường chứng khoán...
Nhóm sẽ hội ý để so sánh, phân tích nội dung đề tài trên lý thuyết và nội đung đề tài trong thực tế tại doanh nghiệp có gì giống nhau, khác nhau, có điểm gì tốt, điểm gì chưa tốt...
Sau đó, các nhóm sẽ viết lại thành báo cáo môn học kèm nhận xét, đánh giá hay đưa ra ý kiến của nhóm về đề tài này.
Cuối cùng, các nhóm sẽ thay phiên nhau trình bày nội dung báo cáo môn học mà nhóm đã thực hiện để nhận được ý kiến đóng góp hoặc câu hỏi chất vấn của các nhóm khác và của giảng viên.
Nhóm sẽ thảo luận và trả lời các câu hỏi được đặt ra. Nếu nội dung trả lời của nhóm chưa thật sự thỏa đáng hay có sự hiểu nhầm, hiểu sai vấn đề... thì giảng viên sẽ hỗ trợ thêm.
Sự kết hợp giữa phương pháp thuyết trình và phương pháp làm việc nhóm sẽ kích thích vai trò chủ động của người học. Sinh viên là người chủ động tìm tòi, suy nghĩ, nhận định, phân tích, tổng hợp, đánh giá... đề tài của nhóm mình và cả đề tài của các nhóm khác.
Phương pháp này khá phù hợp với các môn học về Luật kinh doanh, Luật doanh nghiệp, Luật lao động, Luật tài chính..
Thuyết trình kết hợp với sử dụng tình huống điển hình
Khi đề cập đến nội đung pháp luật thường rất khô khan, khó lôi cuốn sinh viên. Để giúp sinh viên nắm vững kiến thức, giảng viên có thể truyền đạt theo phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp sử dụng tình huống pháp luật điển hình để tạo ra tính tích cực, chủ động và sự cuốn hút sinh viên vào bài học.
Muốn thế, giảng viên phải lựa chọn các tình huống pháp luật có thật (các vụ án đã xét xử, câu chuyện pháp luật trong thực tiễn...) để cung cấp cho sinh viên xem trước rồi khi truyền đạt kiến thức sẽ liên hệ với các tình huống đã cung cấp.
Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu các tình huống pháp luật điển hình sẽ giúp sinh viên có được cái nhìn thiết thực hơn về các vấn đề đã học và khi ra trường sẽ vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống.
Với phương pháp này, chắc chắn chất lượng của tiết học được nâng cao và gắn với thực tiễn đời sống xã hội, nội dung của môn học sẽ sống động hơn nhiều.
Tình huống pháp luật điển hình là một hoàn cảnh thực tế, trong đó các chủ thể cần phải đưa ra quyết định. Các tình huống tóm tắt những áp lực và khía cạnh khác nhau mà chủ thể đó phải cân nhắc khi ra quyết định với những thông tin thường không hoàn chỉnh hoặc mâu thuẫn vào lúc đó.
Một số thông tin trong tình huống có thể được cố tình bỏ sót, cho phép tình huống có thể có nhiều phưng án khả dĩ.
Tình huống pháp luật điển hình có thể được lưu giữ ở các Tòa án, Vãn phòng luật sư, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các ấn bản.
Hiện nay, ngày càng có nhiều tình huống pháp luật điển hình được trình bày dưới dạng phim, băng video, CD ROM... Khi đưa các tình huống pháp luật điển hình vào bài giảng, giảng viên có thể yêu cầu các sinh viên đóng vai của nhân vật chính và ra một hoặc nhiều quyết định quan trọng.
Phương pháp tình huống là một quá trình gồm ba bước: chuẩn bị cá nhân, thảo luận nhóm nhỏ và thảo luận cả lớp.
Học bằng tình huống là phương pháp học dựa trên cơ sở thảo luận. Nó cho phép người tham dự học bằng cách thực hành. Bằng việc đóng vai các nhân vật trong tình huống, sinh viên có cơ hội nhập vai và gánh trách nhiệm của những con người cụ thể trong những tổ chức cụ thể.
Phương pháp tình huống cho phép sinh viên tham gia vào quá trình ra quyết định mà người ta phải thực sự đương đầu trong một tổ chức thật có quyền sở hữu, cảm giác được áp lực, nhận rủi ro và trình bày ý tưởng của mình với người khác, giúp buổi học có sự trao đổi thông tin đa chiều.
Các tình huống giúp sinh viên phát triển lòng tự tin, khả nâng suy nghĩ độc lập và hợp tác trong công việc với đồng nghiệp. Ngoài ra, phương pháp tình huống cũng là công cụ tuyệt vời để giảng viên kiểm tra kiến thức lý thuyết và những hiểu biết sâu sắc hơn của sinh viên.
Hiện nay, tại Học viện Tư pháp đang triển khai mạnh mẽ phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp tình huống pháp luật điển hình.
Phương pháp này phù hợp với hầu hết các môn học pháp luật, đặc biệt là các môn học Luật hình sự, Luật dân sự, Luật tố tụng hình sự, Luật tố tụng dân sự, Luật lao động, Luật hành chính, Luật quốc tế...
Thuyết trình kết hợp với thực tập nghề luật
Bên cạnh hai đợt thực tập chính trong chương trình đào tạo của sinh viên, ở từng môn học giảng viên có thể kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp thực tập tại các doanh nghiệp, tại các Tòa án. Văn phòng luật sư, Văn phòng Công chứng, Văn phòng Thừa phát lại, Trung tâm tư vấn pháp luật bằng cách giao đề tài và yêu cầu các nhóm sinh viên phải đến các cơ sở thực tập để thực hiện đề tài được giao và nộp báo cáo cho giảng viên hoặc trình bày kết quả trước lớp.
Để hỗ trợ phương pháp này, nhà trường cần hợp tác nhiều hơn và sâu hơn với một số cơ sở thực tập và cung cấp cho các cơ quan này các yêu cầu, mục tiêu, nội dung... thực tập.
Nhà trường hợp tác với cơ sở thực tập để thiết kế ra các nội dung thực tập phù hợp với nội dung các môn học hay yêu cầu đào tạo của trường.
Nếu không có sự hợp tác tốt giữa nhà trường và cơ sở thực tập thì dù sinh viên có tìm đến các cơ quan, tổ chức để thực tập cũng khó có thể có được những thông tin chuyên sâu về đề tài cần tìm hiểu như vậy.
Kính nghiệm ở các quốc gia phát triển người ta đã sử dụng mo hình “trường học trong công ty và công ty trong trường học" để việc thực hiện những nội dung như trên sẽ dễ dàng hơn.
(Trường ĐH Đại Nam) tại hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực người học tại các cơ sở đào tạo đại học ngoài công lập.