Phú Thọ phân luồng, đào tạo nhân lực đáp ứng thời kỳ mới

GD&TĐ - Phú Thọ đẩy mạnh các hoạt động đào tạo lao động phát triển đồng bộ trên cả 3 yếu tố cơ bản là thể lực, kỹ năng nghề nghiệp và đạo đức lối sống.

Tư vấn hướng nghiệp, sát nhập đào tạo nhằm nâng cao chất lượng

Với vị trí là trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, có hệ thống giao thông quốc gia kết nối giữa các tỉnh, thành phố trong vùng, Phú Thọ có nhiều điều kiện, cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển công nghiệp. Để đón đầu cơ hội thu hút đầu tư, bảo đảm phát triển bền vững, tỉnh đang đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới hệ thống giáo dục nghề nghiệp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo động lực đưa Phú Thọ bứt phá đi lên.

Nhằm đáp ứng điều đó, mỗi năm Sở Giáo dục và Đào tạo cũng như Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, các trường THPT đã có nhiều hoạt động tư vấn, đào tạo hướng nghiệp và phân luồng học sinh. Điển hình, tháng 4/2022 vừa qua, tại Trường THPT Phương Xá (huyện Cẩm Khê), đã diễn ra Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp (GDNN) năm 2022.

Tham gia ngày hội không chỉ có các em học sinh của trường mà còn có hàng chục đại diện các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm GDNN trên địa bàn tỉnh; một số doanh nghiệp du học, xuất khẩu lao động và sản xuất kinh doanh trong và ngoài tỉnh…

Đại diện các trường và các doanh nghiệp tham gia ngày hội tư vấn đã tổ chức các hoạt động phong phú như: Giới thiệu về hoạt động của cơ sở mình; giới thiệu về ngành nghề đào tạo; trình độ đào tạo; hình thức đào tạo; trình diễn kỹ năng nghề nghiệp; xem các Video clip mô phỏng về nghề nghiệp; tư vấn tuyển sinh; tư vấn về tuyển dụng. Đông đảo các em học sinh, phụ huynh học sinh và người lao động đến tham quan và trực tiếp được tư vấn về nghề nghiệp, việc làm tại các gian tư vấn của các trường, doanh nghiệp.

Tại ngày hội tư vấn, các em học sinh đã được truyền tải những nội dung tuyên truyền, tài liệu trọng tâm về định hướng nghề nghiệp, tuyển sinh, đào tạo, tuyển dụng và giải quyết việc làm sau đào tạo; các chính sách ưu đãi đối với người học trong cơ sở GDNN.

Thông qua chương trình giúp các em học sinh khối 9 các trường THCS và học sinh khối 12 các trường THPT nâng cao nhận thức về GDNN; định hướng cho các em học sinh phổ thông có sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở GDNN, doanh nghiệp tiếp cận các em học sinh phổ thông để giới thiệu, tuyên truyền, tư vấn chọn ngành chọn nghề ngay tại ngày hội; tạo điều kiện cho các em học sinh phổ thông được tìm hiểu, trải nghiệm về nghề nghiệp ngay tại nơi tư vấn.

Từ năm 2019, để bảo đảm tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượng đào tạo, tỉnh Phú Thọ đã sắp xếp, sáp nhập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở và linh hoạt, đồng bộ. Sau sáp nhập quy mô ngành nghề đã quy về một, nguồn lực được tập trung và thực hiện hiệu quả công tác tuyển sinh. Nhiều trường đã đổi mới phương thức dạy, cơ cấu lại ngành nghề phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, sử dụng hợp lý các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030.

Không ít trường cũng đã thực hiện liên kết, liên thông trong công tác đào tạo, nhất là đối với các ngành, nghề đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao như chăm sóc sức khỏe, y dược, công nghiệp chế biến, chế tạo; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp; dịch vụ du lịch.

Phát triển nguồn nhân lực đồng bộ

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 30 cơ sở GDNN trong đó: Có 8 trường Cao đẳng; 5 trường Trung cấp; 17 Trung tâm GDNN - Giáo dục thường xuyên và Trung tâm dạy nghề; 23 cơ sở GDNN công lập; 8 cơ sở GDNN tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài. Địa bàn tập trung nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp là thành phố Việt Trì (12 cơ sở), thị xã Phú Thọ (4 cơ sở), các huyện khác mỗi huyện có từ 1 - 2 cơ sở.

Chưa dừng lại ở việc tư vấn hướng nghiệp ở cấp THPT của các trường, Phú Thọ cũng chú trọng đến việc phát triển nhân lực chất lượng cao, nhất là nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp chế biến, chế tạo; ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, dịch vụ du lịch. Đồng thời, tỉnh tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách đào tạo theo nhu cầu xã hội, gắn kết các cơ sở giáo dục hướng nghiệp với doanh nghiệp, mở rộng hình thức đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và thu hút doanh nghiệp tham gia đào tạo nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục rà soát, đổi mới hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, củng cố đội ngũ nhà giáo, bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng nghề và đầu tư cơ sở vật chất nâng cao chất lượng đào tạo. Phú Thọ tập trung đào tạo các ngành nghề mũi nhọn, có thương hiệu của từng trường, các ngành nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế và các ngành nghề doanh nghiệp, xã hội cần. Tỉnh tăng cường các hoạt động gắn kết giữa 3 nhà: Nhà nước, nhà trường và nhà doanh nghiệp trong đào tạo và giải quyết việc làm đáp ứng thị trường lao động.

Chính nhờ sự đổi mới, sáng tạo này, nhiều năm nay, nguồn nhân lực của tỉnh Phú Thọ luôn được đánh giá cao nhờ đổi mới giáo dục nghề nghiệp. Đáng nói, chất lượng nguồn nhân lực đã phát triển tương đối đồng bộ trên cả 3 yếu tố cơ bản là thể lực, kỹ năng nghề nghiệp và đạo đức lối sống.

Anh Nguyễn Văn Hoàng, Giám đốc Công ty đầu tư thương mại Hải Hà cho hay, nguồn lao động Phú Thọ ngày càng tốt, đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng về tay nghề lẫn đạo đức nghề nghiệp. Chính điều này giúp người lao động có nhiều cơ hội việc làm ổn định lâu dài, doanh nghiệp yên tâm về nhân sự từ đó tập trung vào phát triển kinh tế.

Theo định hướng, tỉnh Phú Thọ phấn đấu đến năm 2025, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề đạt 72%, trong đó đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ, chứng nhận chiếm 30%. Số lao động có việc làm mới tăng thêm 15.000-16.000 người/năm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.