Gia Lai hướng nghiệp cho học sinh chạm tới mục tiêu cuộc đời

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai thực hiện nhiều hoạt động hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau THCS.

Định hướng nghề nghiệp là việc quan trọng và cần thiết đối với tất cả mọi người, đặc biệt là những học sinh THCS, THPT và sinh viên. Định hướng nghề nghiệp là việc cung cấp thông tin và kinh nghiệm cần thiết để một người chuẩn bị các yêu cầu, kỹ năng và điều kiện cần thiết để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu thị trường, xã hội và chính bản thân mỗi người.

Hiểu được điều này, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai cũng như các trường THPT trong tỉnh đã có nhiều hoạt động giúp học sinh có thêm thông tin, vững tin trong việc lựa chọn hướng đi trong tương lai.

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp được thực hiện Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai cùng các trường tổ chức hằng năm.

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp được thực hiện Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai cùng các trường tổ chức hằng năm.

Huy động nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp

Theo ông Nguyễn Văn Long, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Long, ngay từ đầu năm học 2022 - 2023, Sở đã có văn bản chỉ đạo các phòng GD - ĐT và trường phổ thông triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học. Trong đó có việc tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp; tập trung đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp; phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp; huy động nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp; tăng cường tư vấn hướng nghiệp theo định hướng nghề nghiệp cấp THPT.

Đồng thời, Sở cũng đánh giá cao và thực hiện định hướng hiệu quả việc phân luồng học sinh sau THCS theo học các chương trình GD - ĐT phù hợp với năng lực, sở trường, nguyện vọng của học sinh; tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp trong trường trung học; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về lựa chọn nghề nghiệp, khởi nghiệp nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp của học sinh trung học.

Chính vì định hướng phát triển nghề nghiệp là điều hết sức cần thiết trong xã hội hiện nay đối với học sinh nên Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai đã có những hoạt động thực tiễn đầy ý nghĩa cũng như định hướng xuống các đơn vị cơ sở, kết nối doanh nghiệp trong địa phương để học sinh có những trải nghiệm tốt nhất. Như, kết nối cùng các doanh nghiệp triển khai đào tạo, tham quan để có định hướng đến học sinh, giúp các em hiểu được cụ thể các ngành nghề, từ đó phát huy các yếu tố sẵn có, đam mê… góp phần lựa chọn hướng đi trong tương lai.

Trực tiếp đối thoại, giải đáp những băn khoăn của học sinh

Bên cạnh đó, Sở cũng như các các trường THPT đã tổ chức các buổi hướng nghiệp đến học sinh một cách chi tiết, thiết thực nhằm giúp các em có cái nhìn chính xác về các nghề, hiểu mong muốn và đánh giá đúng kỹ năng của bản thân từ đó lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, sở trường cũng như nhu cầu xã hội.

Điển hình có thể kể đến hoạt động của Trường THPT Phan Bội Châu (TP. Pleiku) được diễn ra vào ngày 13/10 vừa qua. Với chủ đề “Hiểu mình - Hiểu nghề - Sáng tương lai”, trường đã tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho gần 1.700 học sinh ở cả 3 khối lớp 10,11,12.

TS. tâm lý Huỳnh Anh Bình - Giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp TP. Hồ Chí Minh và đại diện các trường đại học như FPT, Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) và Công nghiệp thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (HUFI) cũng được mời đến tham dự và chia sẻ.

Cụ thể, những thông tin của TS. Huỳnh Anh Bình đưa ra đã giúp các em học sinh biết được bản thân đang thật sự muốn gì, cần gì, từ đó có định hướng đúng đắn và đưa ra quyết định lựa chọn ngành nghề phù hợp.

Trao đổi về chương trình hướng nghiệp, cô Đào Thủy Hậu, Phó Hiệu trưởng THPT Phan Bội Châu cho hay, nhằm giao lưu, với mong muốn giúp học sinh hiểu về nghề rõ hơn, các diễn giả còn trực tiếp đối thoại, giải đáp những băn khoăn của học sinh trong việc lựa chọn ngành nghề. Các diễn giả cũng giúp các em biết thêm những kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống và công việc sau này. Đây là hoạt động thường xuyên của trường nên dự kiến trong học kỳ II, nhà trường tiếp tục tổ chức hoạt động tương tự dành riêng cho học sinh khối 12 để các em thêm vững tin trong việc lựa chọn hướng đi trong tương lai.

Hướng nghiệp kết hợp phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Không chỉ có các hoạt động diễn ra tại các trường thành phố, các trường ở vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số cũng được Sở Giáo dục và Đào tạo cũng như các phòng giáo dục đề cao, chú tâm không kém.

Tại Trường THPT Dân tộc Nội trú Đông Gia Lai, các hoạt động hướng nghiệp cũng được tổ chức thường xuyên nhằm giúp các em có nhiều thông tin về các ngành nghề trong nước và địa phương, giúp các em hiểu được giá trị bản thân và bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó định hướng các nghề nghiệp chính xác.

Cụ thể, trường phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức tư vấn trực tiếp, thành lập Tổ tư vấn và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và chủ động xây dựng kế hoạch, trích kinh phí cử giáo viên trong Tổ tham gia các lớp bồi dưỡng về tư vấn hướng nghiệp.

Thông qua Tổ tư vấn và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, trường thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm bên ngoài nhà trường hoặc lồng ghép trong các tiết học, giờ chào cờ, sinh hoạt nội trú... để giúp học sinh, nhất là học sinh lớp 12 lựa chọn đúng ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân, điều kiện gia đình và tìm được một việc làm ổn định sau này. Vì là học sinh dân tộc thiểu số nên nhà trường còn chú trọng định hướng thêm cho các em về những nghề nghiệp có thể phục vụ cho bản thân và cộng đồng tại địa phương mình, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.