Phủ Tây Hồ chật kín người đi lễ trong ngày đi làm đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết
Quang Phong
GD&TĐ - Ngày 7/2, ngày đầu tiên đi làm trở lại sau kỳ nghỉ lễ Tết, nhiều dân công sở đã tranh thủ giờ nghỉ trưa để đi lễ đầu năm cầu bình an, thuận lợi trong công việc.
Hôm nay 7/2, ngày đầu tiên đi làm trở lại, dân công sở tranh thủ giờ nghỉ trưa "kéo" nhau đi lễ đầu năm.
Hôm nay 7/2, sau kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên Đán kéo dài, người dân lại bắt đầu quay trở lại làm việc. Nhiều nhân viên công sở tranh thủ giờ nghỉ trưa để đi lễ chùa đầu năm với mong muốn bình an, công việc được thuận lợi trong năm mới.
Ghi nhận của phóng viên Báo Giáo dục và Thời đại tại Phủ Tây Hồ trưa nay 7/2:
Tranh thủ giờ trưa, nhiều dân công sở đã đến lễ tại Phủ Tây Hồ.
Hiện, Phủ Tây Hồ vẫn tạm thời đóng cửa theo chỉ đạo của TP Hà Nội để ngăn ngừa dịch Covid-19.Người dân phải đứng ngoài cổng để vái vọng.
Lễ phần lớn là hương hoa, hoa quả và bánh...
Giờ nghỉ trưa tại Phủ Tây Hồ lượng người dồn về đây lại đông hơn.
Chị Quỳnh - nhân viên một ngân hàng tại Hà Nội cho biết, hàng năm cứ đến ngày đầu tiên đi làm trở lại là chị và đồng nghiệp lại tranh thủ giờ nghỉ trưa để đi lễ đầu năm.
Với mong muốn cầu mong gia đình được bình an, công việc trong năm mới sẽ thuận lợi.
Do Phủ Tây Hồ không mở cửa nên người dân phải đứng ngoài cổng để vái vọng.
Sớ, nén hương được chuẩn bị kỹ càng.
Cũng trong ngày hôm nay, nhiều gia đình đã cho cả trẻ nhỏ đến để lễ đầu năm.
Tại đây, để phục vụ nhu cầu của người dân, nhiều cửa hàng bên cạnh đã cho mượn ghế nhựa, khay đựng lễ.
Thời tiết trưa nay thuận lợi, nên nhiều người tranh thủ đi lễ nhiều hơn.
Không chỉ Phủ Tây Hồ tai nhiều điểm đình, chùa khác tại Hà Nội cũng đông người đến lễ trong ngày đầu tiên đi làm.
GD&TĐ - Một mô hình trường học trực tuyến của Mỹ được thành lập với kì vọng mang giáo dục tiên tiến của Mỹ đến với học sinh Việt Nam với chi phí thấp nhất.
GD&TĐ - Năm học đã kết thúc, các trường vùng cao Nghệ An vẫn giữ học sinh lớp 12 ở lại ôn thi. Giáo viên bám lớp, dạy học miễn phí chặng đường “nước rút”.
GD&TĐ - Học sinh nên sơ đồ hoá bằng sơ đồ tư duy, dựa trên kiến thức cơ bản trong quá trình học. Đây chính là “chìa khóa” để làm bài tốt môn Lịch sử...