Phụ huynh cần biết cách chăm sóc con khi thời tiết giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, sức khỏe của trẻ em yếu hơn người lớn nên rất dễ mắc bệnh.

Phụ huynh cần biết cách chăm sóc con khi thời tiết giao mùa

Viêm phế quản, viêm phổi

Đây là căn bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ em vào lúc giao mùa. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi. Những trẻ suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, đang mắc cúm dễ bị viêm phế quản dẫn đến biến chứng viêm phổi.

Vi khuẩn gây bệnh viêm phế quản là phế cầu khuẩn, H. influenzae, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn... Khi thời tiết thay đổi đột ngột, thời điểm giao mùa, nóng và lạnh lẫn lộn dễ khiến bệnh phát sinh.

Các vi khuẩn này thường tồn tại ở mũi, họng. Khi cơ thể có sức đề kháng kém, chúng sẽ có cơ hội hoạt động và gây bệnh.

Khi trẻ bị bệnh này ngoài điều trị bằng thuốc, phụ huynh phải giữ ấm cơ thể cho trẻ, làm sạch đường phế quản để giảm bớt nhớt giúp trẻ dễ thở hơn. Việc dùng kháng sinh hay không sẽ có bác sĩ quyết định, không nên tự tiện điều trị.

Triệu chứng ban đầu là trẻ sốt nhẹ, ho, ngạt mũi, quấy khóc. Sau đó, trẻ sốt cao, khó thở, rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ sốt cao, phụ huynh cần đưa đến bệnh viện để được thăm khám, kịp thời.

Benh thuong gap o tre vao luc giao mua, phu huynh phai biet de xu tri - Anh 1

Tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp cũng là căn bệnh thường xảy ra vào giao mùa. Để nhận diện được trẻ bị tiêu chảy cấp, phụ huynh phải chú ý đi phân lỏng hay nước trên 3 lần trong ngày và kéo dài không quá 14 ngày. Còn tiêu chảy kéo dài là đi phân lỏng, nước hơn 3 lần 1 ngày và kéo dài hơn 14 ngày.

Sự nguy hiểm của tiêu chảy cấp là khiến trẻ mất nước dẫn đến tử vong. Khi cơ thể cạn nước, các cơ quan hoạt động yếu dần, rối loạn khoáng chất. Do đó, khi trẻ bị tiêu chảy, phụ huynh phải chú ý bổ sung nước cho trẻ bằng dung dịch oresol.

Khi trẻ bị tiêu chảy, ngoài uống dung dịch oresol, trẻ còn cần ăn thêm nước cháo, nước hoa quả không đường, nước đã đun sôi để nguội. Trẻ đang bú mẹ vẫn tiếp tục bú mẹ, trẻ lớn có thể chia thành nhiều bữa nhỏ.

Để phòng tiêu chảy ở trẻ, phụ huynh phải cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời để hình thành sức đề kháng tốt, tăng cường miễn dịch. Ngoài ra, phụ huynh cần cho trẻ ăn sạch, uống sạch, không ăn đồ ăn đã ôi thiu, rửa tay sau khi chơi và trước khi ăn...

Sốt virus

Do thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể trẻ khó có sức đề kháng mạnh nên có thể bị sốt virus. Biểu hiện của sốt virus cần lưu ý là sốt cao, ho, chảy nước mắt và nước mũi. Đối với trẻ bị sốt virus, phụ huynh cần lưu tâm đến hiện tượng sốt. Nếu sốt cao không dứt kèm co giật phải đưa đến bác sĩ Nhi khoa.

Còn nếu trẻ bị sốt thông thường có thể hạ sốt, cho trẻ uống thêm nước hoa quả để hỗ trợ dinh dưỡng. Phụ huynh theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ bằng cách đặt nhiệt kế ở nách và hậu môn khoảng 3-5 phút.

Sốt virus dễ lây lan thành dịch. Cho nên nếu nhà có trẻ nhỏ khác cần phải cách ly. Ngoài ra, không nên cho trẻ đến trường hay ra nơi có nhiều gió.

Các triệu chứng sốt, nôn, nổi hạch... có thể xuất hiện trong 3-5 ngày rồi hết dần. Nếu trẻ không hết các triệu chứng này cần phải đưa đến bệnh viện thăm khám.

Theo Em Đẹp

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.