Đối với đại đa số đàn ông, lấy được người phụ nữ đẹp là một niềm tự hào. Và họ sẽ làm mọi cách để được "độc chiếm" người con gái ấy. Tuy nhiên, ở một số nơi trên thế giới, vẫn có những ngoại lệ.
Bán đảo Kamchatka (một phần tỉnh Kamchatka nước Nga) là một ví dụ. Tại đây, vẫn tồn tại phong tục kì quặc nhất thế giời : Mang vợ đẹp ra ..."mời" khách phương xa.
Trong nhiều thế kỉ, tại khu vực này người ta vẫn quan niệm rằng việc du khách "quan hệ" với vợ chủ nhà là vinh dự lớn. Với mục đích này, chủ nhà luôn mong muốn vợ mình tỏ ra hấp dẫn trước khách để người đó không thể cưỡng lại được sự quyến rũ. Thậm chí, 9 tháng sau, nếu nữ chủ nhà sinh được con với người khách đó thì sẽ là niềm vui của cả làng, người dân sẽ cùng nhau ăn mừng sự kiện này như một ngày lễ lớn đã được trông đợi từ lâu.

Người Eskimo ở vùng lục địa Alaska và những người Chukchi nuôi hươu từ xưa cũng có phong tục cho thuê vợ ngắn hạn. Khi người đàn ông của một bộ lạc mạnh mẽ hơn đi săn bắn, anh ta luôn có quyền đem theo vợ của ai đó đã được "mai mối".
Trong thời gian đi săn, người phụ nữ cố gắng hết sức để tỏ ra không chỉ là nội trợ tuyệt vời mà còn là người tình cuồng nhiệt. Nếu sau chuyến đi săn, người phụ nữ này có thai thì đó sẽ là tin mừng cho bộ lạc của cô ta.
Thông thường, chúng ta gọi đó là tục “trao đổi vợ”, tuy nhiên, The Straight Dope trích dẫn lời tâm sự của một người đàn ông Eskimo: “Đó là cách nhìn phiến diện từ một phía, nhìn nhận hợp lý hơn đây là tục “trao đổi chồng”, vì hầu như và luôn luôn người chồng thay đổi địa điểm, còn người vợ vẫn ở tại gia đình. Việc này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, hoặc chỉ xảy ra một lần duy nhất. Giá trị hữu nghị được thiết lập trong lần đổi chồng đầu tiên”.

Phong tục tương tự kiểu "lấy vợ đãi khách" cũng tồn tại ở những bộ tộc sống trong thung lũng trong vùng Tây Tạng. Tại đó, người ta quan niệm, nếu khách để ý đến vợ người khác, thì đó là ý chí cao nhất của thần thánh và là một điềm tốt, hứa hẹn đem đến cho dân chúng những điều may mắn.
Người Tây Tạng cho rằng, phụ nữ chỉ được khâm phục nếu vẫn có ai đó mong muốn họ. Không phải tự nhiên mà ở vùng này, người ta xua đuổi những cô dâu còn trinh. Nếu chuyện này bị lộ ra, thì cặp vợ chồng đó sẽ bị đuổi khỏi làng. Phong tục kỳ quái này đã khiến các cô gái gặp nhiều khó khăn, bởi trước đám cưới, họ gái phải trao thân cho tối thiểu 20 người đàn ông.
Trong điều kiện dân cư thưa thớt ở vùng này thật khó có thể thực hiện được việc đó. Các cô gái phải đi ra những đường mòn trên núi, chờ đợi lữ khách qua đường. Họ sẽ mất nhiều ngày chờ đợi để tìm gặp những người qua đường, cố hết sức làm người lạ thỏa mãn. Sau đó xin người tình một vật kỷ niệm để chứng minh cho các vị già làng nghiêm khắc rằng "chuyện ấy" đã diễn ra không dưới 20 lần, xét theo số vật kỷ niệm.


Tại sao lại có phong tục kỳ quặc này?
Thực tế, các cộng đồng còn lưu giữ tục lệ hôn nhân "thoáng" này đều là những người sống ở các vùng đất xa xôi, thiên nhiên khắc nghiệt và có cuộc sống tương đối khép kín. Với số lượng ít ỏi, cộng đồng dân cư ở đây luôn lâm vào tình trạng thiếu nguồn gen.
Đa phần những đứa trẻ sinh ra ở đây đều từ quan hệ cận huyết, và như chúng ta đã biết, việc này sẽ khiến các gen "xấu" phát tác, khiến cho trẻ ốm yếu và thường chết yểu. Do vậy, việc kéo một người ngoại tộc vào chuyện tình ái được coi là cách cứu vãn thực sự và xếp vào loại chuyện kỳ diệu. Tuy nhiên, các nhà xã hội học cho rằng hủ tục hôn nhân kỳ dị này khá tàn nhẫn với người phụ nữ, họ vô tình bị xem là món hàng trao đổi, trở thành phương tiện sinh sản giống loài.