Phong trào vệ sinh yêu nước: Tăng cường sức khỏe người dân

Đoàn thanh niên tích cực tham gia dọn vệ sinh môi trường (Ảnh IT)
Đoàn thanh niên tích cực tham gia dọn vệ sinh môi trường (Ảnh IT)

Tăng cường công tác chỉ đạo

Để tăng cường việc triển khai các hoạt động của Phong trào vệ sinh yêu nước, ngày 26/11/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg về việc triển khai Phong trào "Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân". Tại Chỉ thị, bên cạnh việc giao nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành liên quan, trong phần nhiệm vụ đối các địa phương Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: Các địa phương phải triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm khơi dậy ý thức, trách nhiệm của nhân dân, tham gia giải quyết tốt các vấn đề vệ sinh liên quan tới sức khỏe như: vệ sinh phòng, chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm; vận động người dân thay đổi thói quen, tập quán vệ sinh lạc hậu, thực hiện các hành vi vệ sinh có lợi cho sức khỏe.

Đặc biệt vấn đề thực hiện ăn sạch, uống sạch, ở sạch; thu gom, không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường; xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi; xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh và di dời chuồng gia súc, gia cầm ra xa nhà; bảo đảm an toàn vệ sinh trong lao động để phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… phải được đặt lên hàng đầu. Phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu có liên quan tới vệ sinh và nâng cao sức khỏe của các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án... đang triển khai trên địa bàn.

Để Phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân" đạt hiệu quả tốt, vấn đề quan trọng là phải thực hiện tốt công tác dân vận để người dân hiểu và tự giác tham gia các phong trào giữ vệ sinh hàng ngày.

Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành

Hướng tới việc thúc đẩy phong trào vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe toàn dân cần có sự vào cuộc của các Bộ, ngành. Bộ Y tế là cơ quan đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố có trách nhiệm xây dựng kế hoạch liên ngành và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện nhằm bảo đảm Phong trào được phát triển sâu rộng và duy trì một cách có hiệu quả.

Cục Quản lý môi trường y tế là cơ quan đầu mối tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc xây dựng kế hoạch, hướng dẫn triển khai, chỉ đạo giám sát thực hiện Phong trào; Đầu mối tổ chức các chiến dịch truyền thông hưởng ứng Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; Đồng thời chỉ đạo lồng ghép các hoạt động liên quan đến vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh trong các cơ sở y tế, vệ sinh trong lao động.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo triển khai nhằm bảo đảm đạt được các mục tiêu liên quan đến vệ sinh và nâng cao sức khỏe của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung chỉ đạo giải quyết các vấn đề vệ sinh liên quan tới ô nhiễm môi trường.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì nghiên cứu, bổ sung, lồng ghép nội dung giảng dạy về vệ sinh trong nhà trường cho phù hợp với từng cấp học. Đẩy mạnh việc thông tin, giáo dục, truyền thông, giảng dạy lồng ghép kiến thức và tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh cho học sinh, sinh viên trong nhà trường để tạo thói quen thực hành các hành vi vệ sinh có lợi cho sức khỏe, góp phần xây dựng cộng đồng có nếp sống hợp vệ sinh, văn minh.

Kết quả: Công tác truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn đã được các Bộ, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội triển khai sâu rộng tại cả Trung ương và địa phương. Tại Trung ương, hàng năm ngành Y tế đã phối hợp với các Bộ, ban, ngành, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội tổ chức chỉ đạo, triển khai lập kế hoạch truyền thông, tập huấn, hội thảo, tổ chức mít tinh hưởng ứng Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, tổ chức các chiến dịch truyền thông; Áp dụng các mô hình truyền thông có sự tham gia của cộng đồng.

Tại địa phương, công tác xây dựng kế hoạch truyền thông đã chú trọng tới thực hiện các mục tiêu đầu tư cho vệ sinh môi trường. Mạng lưới truyền thông ở cấp cơ sở, nòng cốt là cán bộ y tế xã, nhân viên y tế thôn, bản và huy động các đoàn thể tham gia thực hiện nhiệm vụ truyền thông vận động nhân dân xây dựng, sử dụng, bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch.

Công tác truyền thông được triển khai đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau. Truyền thông trực tiếp bằng cách tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện các hành vi vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh môi trường...Truyền thông gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động cộng đồng như mít tinh, chiến dịch truyền thông hưởng ứng Ngày vệ sinh yêu nước 02/7, Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng 15/10, Ngày Nhà tiêu Thế giới 19/11, Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, các ngày hội vệ sinh...; cung cấp thông tin cho người dân thông qua các tài liệu truyền thông như Pano, áp phích, tờ rơi, băng rôn, băng đĩa hình...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.