Phòng học nên bố trí tối thiếu 2 cỡ số bàn ghế

Phòng học nên bố trí tối thiếu 2 cỡ số bàn ghế
Sẽ có quy định mới về bàn ghế học đường phù hợp với nhân trắc học sinh hiện nay.
Sẽ có quy định mới về bàn ghế học đường

Thông tư này thống nhất áp dụng ở các cơ sở giáo dục phổ thông, các đơn vị sản xuất, nhập khẩu, cung ứng bàn ghế cho các cơ sở giáo dục dùng cho học sinh phổ thông trên toàn quốc về tiêu chuẩn bàn ghế học sinh phổ thông : kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, mầu sắc, nhằm đảm bảo điều kiện học tập, vệ sinh học đường. Thông tư này chỉ áp dung đối với các học sinh có chỉ số nhân trắc bình thường không bị khuyết tật.

Cụ thể, theo quy định tại dự thảo thông tư này, khoảng cách từ mép sau của hàng bàn đầu đến bảng phải bảo đảm cho học sinh ngồi ở vị trí trong cùng và vị trí ngoài cùng của hàng bàn đầu có góc nhìn đến bảng không nhỏ hơn 30o  và góc quay đầu tối đa không lớn hơn 60o; Khoảng cách từ mép sau của hàng bàn đầu đến bảng là 215cm; khoảng cách giữa hai hàng bàn từ 95 – 100 cm; khoảng cách giữa hai dãy bàn là 80 cm. Với bàn có 2 chỗ ngồi, sẽ có tối đa 3 dãy bàn (theo chiều dọc) và 6 dãy bàn (theo chiều ngang) trong 1 phòng . Bàn có một chỗ ngồi có tối đa 6 dãy bàn (theo chiều dọc) và 6 dãy bàn (theo chiều ngang) trong 1 phòng…

Kích thước bàn, ghế được quy định cụ thể theo 6 nhóm chiều cao của học sinh (từ 100 cm đến 175 cm). Các kích thước của bàn ghế về chiều cao, chiều rộng, chiều sâu căn cứ theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7490:2005 và quy định về vệ sinh trường học của Bộ Y tế. Các cơ sở giáo dục cần căn cứ vào chiều cao thực tế của học sinh để lựa chọn bàn ghế có cỡ số phù hợp.
   
Về kiểu dáng, bàn ghế học sinh phổ thông có thể là loại 1 chỗ ngồi hoặc 2 chỗ ngồi; có thể liền khối hoặc rời nhau độc lập; phải có ngăn đựng sách, vở, đồ dùng học tập; có thể có tựa sau hoặc không có tựa sau; các góc, cạnh của bàn ghế  phải nhẵn, không sắc cạnh đảm bảo an toàn.

Những nhóm vật liệu cơ bản để sử dụng làm bàn, ghế nhằm bảo đảm an toàn, chắc, bền, không độc hại, không biến dạng khi bị thấm nướcchịu được ôxy hóa với các vùng thường xuyên ngập lụt  và hợp với quy định của Bộ Y tế về  vệ sinh  trường học. Bàn, ghế phải được gắn nhãn mác của nhà sản xuất, thể hiện mã số của sản phẩm, chất liệu tạo ra sản phẩm, khả năng chịu lực tối thiểu của sản phẩm phù hợp với thông tư này; đồng thời, phải đảm bảo tính an toàn về chất liệu, kiểu dáng, kết cấu, mầu sắc cho thân thể và sức khỏe học sinh theo quy định.

Sau khi thông tư này chính thức có hiệu lực, Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố chủ trì cùng các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Y tế  và các đơn vị có liên quan trong tỉnh lên kế hoạch rà soát, thống kê số bàn ghế không phù hợp, số bàn ghế cần phải thay thế, chỉnh sửa  ở các cơ sở giáo dục theo quy định của thông tư này.
 

Lập Phương

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ