Phòng chống tác hại của thuốc lá: Vẫn còn những khó khăn...

GD&TĐ - Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu ở thanh thiếu niên Việt Nam giảm; Tỷ lệ hút thuốc lá điếu trong nam giới khu vực thành thị giảm rõ rệt; Tỷ lệ hút thuốc lá thụ động giảm đáng kể ở bệnh viện, trường học, trên các phương tiện giao thông công cộng... 

Phòng chống tác hại của thuốc lá: Vẫn còn những khó khăn...

Đó là một trong những điểm nhấn quan trọng trong kết quả hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá của Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá.

Những kết quả khả quan

Kết quả này là sự kết hợp của nhiều biện pháp phòng chống tác hại của thuốc lá hiệu quả, là nỗ lực của công tác phối hợp liên ngành và sự ủng hộ của các cơ quan truyền thông và các tổ chức phòng, chống tác hại thuốc lá trong nước và quốc tế.

Điều tra toàn cầu năm 2014 về tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh từ 13-15 tuổi cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu ở thanh thiếu niên Việt Nam giảm từ 3,3% năm 2007 xuống 2,5% năm 2014; tỷ lệ hút thuốc lá thụ động giảm từ 66,5% xuống 47,7%.

Ở người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên, kết quả Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành (GATS 2015) do Tổng Cục thống kê phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới và Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ công bố năm 2016 cũng cho thấy:

So với năm 2010, tỷ lệ hút thuốc trong nam giới Việt Nam có xu hướng giảm (từ 47,4% xuống 45,3%), trong đó tỷ lệ hút thuốc lá điếu của nam giới khu vực thành thị giảm được 6,5%.

Đặc biệt tỷ lệ hút thuốc thụ động tại nơi làm việc giảm được 13,3%, hút thuốc thụ động tại trường đại học, cao đẳng giảm được 16,4%, trên phương tiện giao thông công cộng giảm được 15%, Điều này cho thấy ý thức tuân thủ quy định cấm hút thuốc và nhận thức về tác hại của thuốc lá trong cộng đồng đang có những biến chuyển tích cực.

Đây cũng là những chỉ số quan trọng góp phần đảm bảo hiệu quả bền vững của các hoạt động PCTH thuốc lá trong thời gian tới tại nước ta.

Với sự hỗ trợ của Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội hơn để triển khai toàn diện các hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá hiệu quả, hỗ trợ những người cai thuốc bỏ thuốc, ngăn ngừa thanh thiếu niên không hút thuốc, góp phần bảo vệ tốt hơn sức khỏe cộng đồng.

5 khó khăn cần khắc phục

Tuy nhiên, trên thực tế công tác phòng chống tác hại của thuốc lá vẫn gặp phải một số khó khăn mà nguyên nhân chủ yếu là:

Thứ nhất, thuế thuốc lá thấp: Theo Luật thuế TTĐB, hiện nay thuế thuốc lá ở nước ta chiếm 70% giá xuất xưởng, tương đương khoảng 41,6% giá bán lẻ. Việt Nam hiện là quốc gia có tỷ lệ thuế trên giá bán lẻ thấp nhất trong khu vực ASEAN, (chỉ cao hơn Cam-pu-chia) và rất thấp so với các nước phát triển (Brunei: 81%, Singapore: 71%; Thái Lan:70%; Malaysia: 57%, Philipines: 53%; Myanmar: 50%; Lào 43%, Việt Nam 41,6%, Campuchia: 17%, Pháp 80%, Đức 73%, Úc 60%).

Thứ hai, giá thuốc lá rẻ: Theo Điều tra GATS 2015, giá trung bình của một bao thuốc lá (20 điếu) của Việt Nam là 11.819 đồng/bao. Mức giá này cũng rất rẻ so với các nước trong khu vực như của Singapore (192,000 đồng/bao); của Philipines (32,000 đồng/bao), Malaysia (74,000 đồng/bao)...(nguồn SEATCA – Atlas 2014). Hơn nữa, sau khi đã điều chỉnh lạm phát, mức giá thuốc lá của chúng ta có xu hướng giảm gần 1.000 đồng/bao năm so với năm 2010.

Thứ ba, thuốc lá đang được bày bán tràn lan, mọi người có thể dễ dàng tiếp cận và mua thuốc lá ở nơi công cộng, đặc biệt là quán cà phê, nhà hàng và địa điểm vui chơi khác... đang gây ra những khó khăn, cản trở nỗ lực trong việc cai nghiện thuốc lá, giảm tỷ lệ hút thuốc tại nước ta

Thứ tư, trên thị trường Việt Nam lại xuất hiện một số sản phẩm mới như shisha, Vape, thuốc lá điện tử và được quảng bá mạnh mẽ trên Internet về sự hấp dẫn và sành điệu khi sử dụng.

Thậm chí các sản phẩm này còn được quảng cáo là có tác dụng cai nghiện thuốc lá truyền thống. Điều này không những thu hút thanh thiếu niên tham gia sử dụng mà còn gây những hiểu lầm về sự an toàn cho sức khoẻ khi sử dụng các sản phẩm này.

Thứ năm, hành vi vi phạm quy định trưng bày thuốc lá diễn ra phổ biến tại các điểm bán lẻ... cũng là một khó khăn cho công tác PCTH thuốc lá.

Theo Điều tra năm 2015 của Trường Đại học Y tế công cộng, hơn 90 phần trăm các điểm bán lẻ thuốc lá đang vi phạm quy định trưng bày quá một bao, một tút, một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá, tạo thành các điểm quảng cáo sản phẩm thuốc lá, thu hút người sử dụng (vi phạm điều 25 Luật PCTH thuốc lá).

Những khó khăn này tiếp tục đặt ra nhiều nhiệm vụ nặng nề cho công tác phòng chống tác hại của thuốc lá trong thời gian tới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Trái ổi

Truyện ngắn: Trái ổi

GD&TĐ - Tiếng thắng gấp cháy bánh của chiếc xe máy ở phía sau, ông Mạnh vội quay nhìn. Một đôi nam nữ ngồi trên xe SH màu trắng tinh, quay ngang.
Tranh minh họa vua Trần Dụ Tông đi chơi bị trộm mất ấn tín và gươm báu.

Chuyện những ông vua chạm mặt trộm, cướp

GD&TĐ - Trong lịch sử phong kiến nước Việt, một số vị vua từng gặp trộm, cướp vào ban đêm và được chính sử ghi chép, để lại những câu chuyện 'dở khóc, dở cười'.