Phòng chống bạo lực học đường thông qua phiên tòa giả định

GD&TĐ - Việc tổ chức phiên tòa giả định sẽ góp phần nâng cao hiệu quả về phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh Thừa Thiên - Huế.

Phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh TT-Huế thông qua phiên tòa giả định.
Phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh TT-Huế thông qua phiên tòa giả định.

Ngày 30/11, Câu lạc bộ (CLB) Luật gia tương lai, Trường ĐH Luật, ĐH Huế phối hợp với Trường THPT Trần Văn Kỷ (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) tổ chức phiên toà giả định với chủ đề “Phòng, chống bạo lực học đường”.

Phiên tòa giả định thu hút đông đảo học sinh của Trường THPT Trần Văn Kỷ tham gia.

Phiên tòa giả định thu hút đông đảo học sinh của Trường THPT Trần Văn Kỷ tham gia.

Bạo lực học đường là một hiện tượng diễn ra phổ biến trong môi trường giáo dục, trong đó có nhiều vụ việc có tính chất nguy hiểm, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tâm lý của học sinh.

Điều đáng chú ý, đôi khi chỉ vì lý do rất đơn giản như mâu thuẫn cá nhân trong vui chơi, học tập hoặc trên các trang mạng xã hội Facebook, Zalo,… dẫn đến tình trạng bạo lực học, gây ra hậu quả cho nhiều em học sinh và người thân.

Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên cũng xuất phát từ ý thức chủ quan phát triển chưa toàn diện của học sinh hay yếu tố khách quan của môi trường sống xung quanh và sự quản lý, giáo dục chưa chặt chẽ từ nhà trường, gia đình.

Nội dung phiên tòa giả định được lấy từ tình huống có thật nhằm truyền tải thông điệp về phòng, chống hậu quả, tác hại của bạo lực học đường và những quy định của pháp luật về bạo lực học đường đến học sinh.

Phiên tòa được lấy từ tình huống có thật và đã được CLB Luật gia tương lai chuẩn bị chu đáo để tuyên truyền cho học sinh.

Phiên tòa được lấy từ tình huống có thật và đã được CLB Luật gia tương lai chuẩn bị chu đáo để tuyên truyền cho học sinh.

Tại chương trình, các em học sinh đã rất hào hứng theo dõi, tiếp thu được thêm những kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường. Bên cạnh đó, còn có phần giao lưu, đặt câu hỏi về kiến thức liên quan sẽ giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.

Trao đổi với Báo GD&TD, cô Nguyễn Thị Hải Vân – Hiệu trưởng Trường THPT Trần Văn Kỷ cho biết, nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, trong đó có hoạt động tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường cũng được chú trọng. Hoạt động này được tổ chức tuyên truyền dưới nhiều hình thức khác nhau như giờ chào cờ đầu tuần, lớp học chính trị đầu năm, lồng ghép vào chương trình dạy học,… và năm nay là năm đầu tiên tổ chức dưới hình thức phiên tòa giả định.

“Thông qua phiên tòa sẽ giúp các em học sinh nắm được kiến thức, nâng cao hiệu quả tuyên truyền về phòng chống bạo lực trong học đường, từ đó góp phần xây dựng một môi trường học tập an toàn, lành mạnh và bổ ích cho các em”, cô Vân chia sẻ.

Sinh viên Nguyễn Thị Hương Giang – Chủ nhiệm CLB Luật gia tương lai cho biết, thông qua phiên tòa giả định sẽ góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống bạo lực học đường nhằm góp phần giáo dục đạo đức, lối sống văn hoá, ngăn chặn nạn bạo lực học đường, định hướng xây dựng tình bạn đẹp cho học sinh, giúp các em nhận thức được tác hại của bạo lực học đường và từ đó thấy được giá trị của tình bạn đẹp trong cuộc sống.

Phiên tòa giả định góp phần giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, ngăn chặn nạn bạo lực học đường và nâng cao thêm những kỹ năng cho sinh viên Luật.
Phiên tòa giả định góp phần giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, ngăn chặn nạn bạo lực học đường và nâng cao thêm những kỹ năng cho sinh viên Luật.

Đồng thời đây cũng là một trong những hoạt động ngoại khóa thường xuyên nhằm trau dồi, nâng cao kỹ năng thực hành nghề Luật, giúp cho sinh viên có cơ hội học hỏi, trải nghiệm và thực hành những kiến thức đã được học tại trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.