Phong cách sư phạm

Phong cách sư phạm

(Tác giả Vũ Duy Yên - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2011)

(GD&TĐ) - Usinxki, một nhà Giáo dục học Nga nổi tiếng đã nói :Nhân cách mẫu mực của người thày giáo có tác dụng thuyết phục, giáo dục mạnh mẽ tới học sinh hơn mọi lời giáo huấn hoa mỹ, hơn mọi hình thức trừng phạt nghiêm khắc!".Nhân cách mẫu mực ấy thể hiện trong giao tiếp, trong công việc, trong sinh hoạt hàng ngày mang tính đạo đức, thẩm mĩ, khoa học và nghệ thuật với học sinh (HS) cùng mọi người được ổn định, bền vững thì người ta gọi đó là PHONG CÁCH SƯ PHẠM (PCSP).Thông qua PCSP, người thày giáo nêu tấm gương sống đẹp đẽ về nhiều mặt, làm cho HS quý mến, noi theo. Như vậy PCSP vừa là phương tiện, vừa là nội dung giáo dục quan trọng và hiệu quả .

Trong thời đại thông tin phát triển mạnh mẽ, đa chiều như hiện nay, việc tiếp thu tri thức của con người nói chung, HS nói riêng có thể qua nhiều kênh. Song còn việc giáo dục, xây dựng nhân cách cho các em theo một mục tiêu giáo dục đã xác định thì chỉ có thể thực hiện được ở trong nhà trường - cơ quan chuyên trách về GD&ĐT con người cho xã hội. Mặt khác, khi kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển, xã hội càng giàu có, văn minh thì đạo đức càng bị tha hóa, xuống cấp. Vì vậy từ cuối thế kỷ trước, Unesco đã khuyến cáo :"Ngày nay, các nước hãy đào tạo ông thày thành nhà giáo dục hơn là người truyền thụ tri thức.". Và trong cuộc trao đổi với cán bộ lãnh đạo ngành giáo dục gần đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã lưu ý các trường sư phạm cần dạy kỹ năng, nhân cách làm thày cho giáo sinh.

Trong chương trình, nội dung đào tạo ở các trường sư phạm nước ta hiện nay chủ yếu đào tạo họ thành người dạy chữ hơn là dạy người. Nói khác đi là mới đào tạo SƯ chứ chưa đào tạo PHẠM.Cụ thể là về nghiệp vụ sư phạm chỉ mới dạy lý luận đại cương về dạy học, giáo dục cùng giáo học pháp bộ môn. Về bồi dưỡng nhân cách người thày chỉ có một bài "Người thày giáo xã hội chủ nghĩa Việt Nam" với ba, bốn tiết cùng vài trang giáo trình thì làm sao tải đủ nội dung cần thiết cho việc xây dựng hoàn chỉnh mô hình nhân cách mô phạm cho người thày giáo để sinh viên có được đầy đủ các tiêu chí cụ thể mà tu dưỡng, rèn luyện.

Phong cách sư phạm ảnh 1
 

Từ xu hướng giáo dục của thời đại và thực tiễn giáo dục nước nhà, cuốn sách PHONG CÁCH SƯ PHẠM viết dưới dạng giáo trình của nhà giáo Vũ Duy Yên, nguyên giảng viên trường CĐSP Thái Bình được NXB Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành quý 3 năm 2011 là góp phần vào việc đổi mới chương trình, nội dung đào tạo của ngành sư phạm theo ý kiến của Phó Thủ tướng .

Cuốn sách in khổ 13x19 dày 176 trang với 4 bài là : 1/ PCSP - đặc điểm - vai trò - ý nghĩa của nó 2/ Nguyên tắc PCSP 3/ PCSP trong các hoạt động cơ bản của người thày giáo 4/ Việc rèn luyện PCSP đối với người thày giáo . Và phần phụ lục có 58 bài tập thực hành để rèn luyện PCSP cho người thày giáo ở các lĩnh vực : 1/ xây dựng uy tín cá nhân 2/ Sự khéo léo đối xử với các đối tượng trong giao tiếp sư phạm 3/ Bài tập trắc nghiệm về năng lực giao tiếp và rèn luyện thực hành tổng hợp . Với tinh thần "Hướng tới một nền giáo dục mở", phần câu hỏi nghiên cứu, tác giả khuyến khích những ý kiến phản biện về cấu trúc, nội dung của mỗi bài học. Sự phê phán, cải tạo ấy được hướng dẫn dựa trên quan điểm về sự vận động logic theo một hệ thống cấu trúc hợp lý, toàn vẹn, tối ưu cho vấn đề của bài học. Xây dựng được quan điểm đánh giá này, chính là võ trang phương pháp luận sáng tạo cho người học, một mục tiêu cứu cánh của nền giáo dục hiện đại. Đây cũng là kết quả nghiên cứu của tác giả về lộ trình của phương pháp dạy học tích cực và cũng là lộ trình của việc bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho HS trong quá trình dạy học.

Cũng trên quan điểm mở, phần bài tập thực hành, tác giả hoàn toàn để cho người học tự do lựa chọn cách giải quyết, đánh giá các tình huống và giải pháp sư phạm cho các vấn đề cụ thể trong mỗi bài tập.

Với nội dung trên, cuốn sách sẽ góp phần vào việc đổi mới chương trình, nội dung đào tạo trong các trường sư phạm hiện nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.