'Phóng Burevestnik giúp hạ nhiệt những cái đầu nóng'

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Phát biểu trong phiên họp tại Câu lạc bộ Thảo luận Valdai ở Sochi ngày 5/10, Tổng thống Putin tuyên bố Nga đã thử thành công Burevestnik.

Nga thử thành công tên lửa Burevestnik.
Nga thử thành công tên lửa Burevestnik.

Lợi thế cho Nga

Theo hãng RIA Novosti, Burevestnik được Tổng thống Putin nhắc đến là mẫu tên lửa hành trình hoạt động bằng năng lượng hạt nhân có khả năng bay không nghỉ khắp toàn cầu.

"Đợt thử nghiệm tên lửa hành trình Burevestnik mang được đầu đạn hạt nhân và động cơ nguyên tử đã diễn ra thành công", ông chủ Điện Kremlin nói.

Ông Putin cho hay nhờ trang bị động cơ nguyên tử, tên lửa Burevestnik có tầm bay không giới hạn.

Đánh giá về động cơ hạt nhân của Burevestnik, chuyên gia quân sự Pháp Corantin Brustlen cho biết, công nghệ động cơ hạt nhân đã giúp tên lửa hành trình của Nga không còn bị giới hạn về tầm bắn, quỹ đạo bay tương tự như các loại tên lửa hành trình sử dụng nhiên liệu truyền thống.

Đối phương rất khó để theo dấu loại tên lửa này, cũng như lên phương án ngăn chặn. Các hệ thống phòng thủ tên lửa gần như vô dụng trước loại vũ khí có phạm vi hoạt động toàn cầu như Burevestnik.

Xét trên bình diện quốc tế, việc sở hữu loại vũ khí đặc biệt như Burevestnik tạo lợi thế chiến lược rất lớn cho Nga trong nhiều thập niên tới.

Bất ngờ

Ngay từ khi được công bố lần đầu tiên vào năm 2018, giới chuyên gia quân sự Mỹ và phương Tây hoài nghi về sự tồn tại của tên lửa Burevestnik.

Điều này khá đơn giản vì loại vũ khí như vậy chưa từng có tiền lệ và Nga đã làm công tác bảo mật rất tốt đối với loại vũ khí cấp chiến lược này.

Tuy nhiên, sau hàng loạt thử nghiệm thành công của tên lửa Burevestnik ở vùng biển Barents, giới chức quân sự Mỹ và phương Tây đã buộc phải thừa nhận sự tồn tại của Burevestnik và tìm cách đối phó với nó.

Cố vấn về Kiểm soát vũ khí của Tổng thống Mỹ, Marshall Billingslea tuyên bố: "Tên lửa hành trình Burevestnik không nên tồn tại vì nó giống như nhà máy điện Chernobyl biết bay".

Đánh giá về tên lửa Burevestnik, lãnh đạo Cơ quan Tình báo Anh, Trung tướng Jim Hockenhall cho rằng, tên lửa hành trình của Nga có khả năng hoạt động không giới hạn trên không và có thể chủ động chọn thời điểm để tấn công bất ngờ vào mục tiêu.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga từng công bố nhiều hình ảnh về quá trình thử nghiệm tên lửa Burevestnik với khả năng tương thích với nhiều phương tiện phóng trên bộ và trên không khác nhau.

Nó có hình dáng bên ngoài gần tương tự như tên lửa hành trình chiến lược phóng từ trên không X-101, nhưng có kích thước lớn hơn đáng kể để mang trong thân động cơ hạt nhân.

Các thông tin chi tiết về đặc điểm kỹ-chiến thuật của tên lửa Burevestnik không được công bố, nhưng với năng lực công nghiệp quốc phòng của Nga, tên lửa này hoàn toàn có khả năng mang nhiều loại đầu đạn thông thường và hạt nhân khác nhau để phù hợp với nhiệm vụ chiến đấu.

Giới chuyên gia quân sự quốc tế cho rằng, tên lửa Burevestnik, cũng như thiết bị lặn Poseidon đang mang lại lợi thế chiến lược rất lớn cho Nga trong cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường.

Vấn đề của các siêu vũ khí này không phải nằm ở việc nó có được sử dụng hay không, mà là tính răn đe giúp hạ nhiệt những cái đầu nóng trên bàn cờ chiến lược quốc tế.

Clip Nga phóng Burevestnik hồi năm 2018.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Câu trả lời rõ ràng

GD&TĐ - Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, sẽ thay thế tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng tuyến đường sắt đô thị...
Rút ngắn kỳ nghỉ hè có thể cải thiện năng suất học tập của học sinh.

Đề xuất rút ngắn kỳ nghỉ hè tại Anh

GD&TĐ - Quỹ từ thiện Nuffield, Anh, đề xuất nước này nên rút ngắn kỳ nghỉ hè từ 6 tuần xuống 4 tuần còn thời gian nghỉ giữa các học kỳ kéo dài 1 - 2 tuần.
Đồng bào các dân tộc xem triển lãm ảnh Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tháng 5 'Theo dấu chân Người'

GD&TĐ - Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) trong tháng 5/2024 sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề 'Theo dấu chân Người'.