Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Xây dựng xã hội học tập là việc của cả hệ thống chính trị

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Xây dựng xã hội học tập là việc của cả hệ thống chính trị

Thay đổi rõ rệt trong dạy và học

Một trong những điều rất quan trọng của sự thay đổi này là, những năm vừa qua chúng ta đã từng bước đổi thay trong dạy – học. Thay vì dạy – học một chiều thì đã có tương tác, phát huy sáng tạo của người học. Nếu nhìn 5-6 năm về trước sẽ thấy rõ sự thay đổi này.

Theo Phó Thủ tướng, dân tộc Việt Nam từ trước đến nay chiến thắng rất nhiều thiên tai, địch họa. Có được như ngày hôm nay, không chỉ là truyền thống yêu nước, anh dũng, quật cường, chịu thương chịu khó, mà dân tộc ta còn có truyền thống rất hiếu học. Đây là tài sản vô giá, nhất là trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Chúng ta cần có đội ngũ trí thức, các nhà khoa học, chuyên gia và quan trọng hơn là cần có những người dân nắm bắt tri thức công nghệ. 

Trước đây, sau Cách mạng tháng 8, Bác Hồ đã phát động phong trào xóa mù chữ, bây giờ chúng ta xóa mù tri thức công nghệ. Chỉ có cách đấy, dân tộc ta mới nắm bắt được thời cơ của cuộc Cách mạng 4.0, thậm chí là các cuộc cách mạng khoa học tiên tiến khác.

Chúng ta đã đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29 rất bài bản. Năm nay, đánh dấu bước đầu bằng việc đưa vào chương trình, sách giáo khoa GD phổ thông mới.

Đối với giáo dục đại học (GDĐH), nhìn lại từ 6 năm trước sẽ thấy sự thay đổi lớn lao, thậm chí là thay đổi có tính lịch sử trong GDĐH. 

Còn nhớ cách đây gần 6 năm, có nghị quyết thí điểm về tự chủ đại học, và có 4 trường thực hiện. Chúng ta đã rất quyết liệt và quyết tâm thực hiện, sau đó tăng lên 17 trường thực hiện cơ chế tự chủ đại học.

Nhờ đó, các trường đã thi đua vươn lên, khẳng định uy tín, thương hiệu của mình. Nhưng quan trọng hơn là công tác nghiên cứu khoa học, sứ mệnh của các trường đại học đã được khẳng định, các trường không chỉ truyền thụ kiến thức, mà còn tạo ra tri thức mới.

Hiện nay, Luật GD 2019 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật GDĐH đã được Quốc hội thông qua, tự chủ đại học đã trở thành xu thế tất yếu. 

Chỉ số đổi mới sáng tạo của các trường được nâng lên liên tục nhờ các công bố quốc tế. Trước đây, chủ yếu là từ các viện của cấp Bộ thì nay có tới 85% công bố quốc tế từ các trường đại học.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Xây dựng xã hội học tập là việc của cả hệ thống chính trị ảnh 1
Toàn cảnh Hội thảo

Hình thành thói quen học tập suốt đời

Phó Thủ tướng nhận xét, GD phổ thông cũng có nhiều điểm mới, trong đó có đổi mới thi cử, kiểm tra đánh giá năng lực, điển hình là kỳ thi THPT quốc gia, năm nay là Kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Hệ thống GD quốc dân, ngoài GD mầm non, phổ thông, ĐH và GD nghề nghiệp còn có GDTX. Tuy nhiên, GDTX vẫn chưa được đổi mới mạnh mẽ, điều này đặt ra trong thời gian tới phải nỗ lực hơn nữa và cần có sự chỉ đạo tập trung quyết liệt.

Khi nhiều người vẫn có quan niệm, GDTX là đẳng cấp thấp, chất lượng kém, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, phải thay đổi quan niệm này. 

Tuy nhiên, để thay đổi thì không chỉ GDTX mà GDPT, GDĐH phải tiếp tục đổi mới, phát huy sáng tạo của người dạy và người học; đồng thời hình thành thói quen là học tập suốt đời. Phải mang tư tưởng học, học nữa học mãi cho học sinh ngay từ lớp 1.

Theo Phó Thủ tướng, GDTX phải thay đổi bằng được, để đây không chỉ là nơi bổ túc văn hóa, mà nhất định phải gắn với chất lượng; đồng thời phải là nơi đáp ứng những người có nhu cầu học đại học. 

Tuy nhiên vế sau, chúng ta còn chưa làm tốt, thậm chí nhiều trường đại học còn chưa quan tâm. Đây là vấn đề cần nhìn nhận lại.

Viện dẫn số liệu có đến 80% trung tâm học tập cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, sẽ có nhiều việc phải làm trong thời gian tới. Sau hội thảo này, Bộ GD&ĐT, Hội Khuyến học, Hiệp hội các trường ĐH- CĐ có thể thực hiện thí điểm ở quy mô nhỏ rồi nhân rộng; các trường đại học cần gắn kết hệ thống GDTX ở một số địa phương, để thay đổi quan niệm: GDTX chỉ là trình độ thấp, chất lượng kém.

Phải kết hợp giữa các trường đại học, trước hết là các trường có chất lượng với địa phương để phát triển GDTX từ bậc thấp nhất cho đến trình độ đại học và phải làm thật chất lượng.

"Chúng ta phải làm với tinh thần quyết liệt giống như đổi mới cơ chế tự chủ đại học. Chỉ có vậy mới xây dựng được xã hội học tập, công dân học tập, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước" – Phó Thủ tướng nói.

Không đồng tính với ý kiến cho rằng Việt Nam đang thừa thầy, thiếu thợ - Phó Thủ tướng cho rằng, chúng ta đang thiếu cả hai. Tỷ lệ người Việt Nam đi học trình độ cao đẳng, đại học còn thấp so với các nước phát triển. Đây là việc quan trọng, không kém gì thí điểm tự chủ đại học.

Trên tinh thần ấy, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, tới đây cần có đề án thí điểm, nếu làm được việc này sẽ lan tỏa đến các địa phương và có sự tham gia của các trường đại học, qua đó góp phần vào đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT thành công.

Phải thay đổi nhận thức và hành động trong sử dụng, đánh giá cán bộ; đánh giá không chỉ căn cứ vào bằng cấp mà cần căn cứ vào trình độ, năng lực thực sự của cán bộ công chức, viên chức. Năng lực thật phải gắn với thói quen của người Việt Nam và có sự gắn kết hài hòa. Xây dựng xã hội học tập, công dân học tập, học tập suốt đời là việc của cả hệ thống chính trị. Ở đâu lãnh đạo địa phương ý thức được việc này thì ở đó xã hội học tập sẽ phát triển.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.