Phó Thủ tướng Lào thăm và làm việc với Vinamilk

GD&TĐ - Tại Bình Dương, sáng ngày 25 tháng 10 năm 2017, Vinamilk đã tiếp đón đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Nhà máy Sữa Việt Nam do Phó Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone làm trưởng đoàn. 

Phó Thủ tướng Lào thăm và làm việc với Vinamilk

Trong đoàn cũng có sự tham dự của lãnh đạo tỉnh Bình Dương, lãnh đạo Bộ Ngoại Giao và các bộ ngành 2 nước. Trong buổi làm việc, hai bên đã thảo luận về phương hướng hợp tác đầu tư, phát triển kinh tế 2 nước, đặc biệt trong 2 lĩnh vực quy hoạch trồng trọt và chăn nuôi bò sữa và đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sữa.

Làm việc với Phó Thủ tướng Lào, Lãnh đạo Công ty Vinamilk bày tỏ mong muốn có cơ hội hợp tác đầu tư tại Lào. Tuy là 1 thị trường nhỏ, nhưng điều kiện tự nhiên ở Lào rất phù hợp để làm vùng nguyên liệu sản xuất sữa, từ đó mở rộng tiềm năng hợp tác kinh tế với nhiều quốc gia khác trong khu vực. Do vậy, sự ủng hộ của Chính phủ Lào là tiền đề tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đôi bên hợp tác phát triển kinh tế.

Bà Bùi Thị Hương – Giám đốc Điều hành, Đại diện Ban lãnh đạo Công ty phát biểu tại cuộc họp:“Chiến lược của Vinamilk là luôn đồng hành, gắn bó cùng người dân tại nơi Vinamilk đầu tư, để không chỉ doanh nghiệp phát triển mà còn giúp phát triển kinh tế địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và xóa đói giảm nghèo. Trong thời gian tới đây, Vinamilk sẽ sắp xếp để có chuyến khảo sát và làm việc với các Bộ, Ngành tại Lào theo chỉ đạo của Phó Thủ Tướng để xúc tiến việc đầu tư, đặc biệt là xây dựng các trang trại bò sữa.”

Phó Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone kêu gọi Vinamilk khẩn trương xem xét vấn đề đầu tư vào Lào và cho biết Chính phủ và Nhân dân Lào chắc chắn sẽ ủng hộ, tạo mọi điều kiện để Vinamilk đầu tư, đặc biệt là sẽ cải thiện hạ tầng ở nơi mà Vinamilk đặt dự án. Phó Thủ tướng cũng cho rằng đây sẽ là dự án quan trọng và ý nghĩa giúp phát triển kinh tế xã hội cho nhân dân Lào. Việc triển khai sớm phương án đầu tư trong năm nay sẽ càng có ý

nghĩa hơn nhân dịp hai nước đã và đang tổ chức các hoạt động kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 40 năm Ngày ký Hiệp ước hữu nghị, hợp tác Việt Nam – Lào.

Tại Nhà máy sữa Việt Nam của Vinamilk, Phó Thủ tướng Lào cùng đoàn công tác đã tham quan và tìm hiểu về năng lực và công nghệ của nhà máy.

Nằm trên diện tích 20ha ở Khu công nghiệp Mỹ Phước 2, Bình Dương, nhà máy Mega là nhà máy chuyên sản xuất sữa nước lớn nhất hiện nay của Vinamilk. Nhà máy có mức đầu tư 2.400 tỷ đồng, công suất giai đoạn 1 là 1,2 triệu lít sữa/ngày và hiện đang nâng công suất cho giai đoạn 2 lên đến 2,4 triệu lít/ngày (tương đương hơn 800 triệu lít/năm).

Đây là một trong 3 nhà máy sản xuất sữa lớn nhất thế giới, được thiết kế đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về quản lý chất lượng, VSATTP và bảo vệ môi trường. Toàn bộ quá trình sản xuất của nhà máy đều đạt chuẩn GMP và các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe như tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 17025, ISO 14000, tiêu chuẩn 22000 và tiêu chuẩn FSSC 22000, trong đó GMP là tiêu chuẩn bắt buộc đối với các nhà máy sản xuất dược phẩm và được khuyến khích áp dụng cho cả các công ty thực phẩm nói chung.

Với công nghệ tự động hóa và tích hợp hàng đầu thế giới hiện nay, nhà máy được vận hành tự động 100% từ khâu nhập liệu tới kho thành phẩm. Hệ thống robot LGV hoàn toàn tự động, được điều khiển bởi hệ thống máy tính trung tâm sẽ chịu trách nhiệm chuyển cuộn giấy tiệt trùng vào máy rót và tự động chuyển hàng thành phẩm vào kho thông minh. Nhờ đó nhà máy kiểm soát được chất lượng và hiệu quả sản xuất đạt ở mức cao nhất.

Bên cạnh sự hiện đại, quy mô và trình độ tự động hóa của các thiết bị máy móc nhập từ Âu Mỹ và các nước G7. Nhà máy sữa nước Việt Nam cũng áp dụng những giải pháp xanh, thân thiện với môi trường, giảm thiểu chất thải rắn, lỏng, khí; áp dụng những công nghệ chiếu sáng tiết kiệm năng lượng; sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sinh học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ