Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên – Huế: 3 thuận lợi và 3 khó khăn trong năm học mới

GD&TĐ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, ông Nguyễn Thanh Bình đã có những chia sẻ với PV Báo Giáo dục và Thời đại về các mặt thuận lợi, khó khăn trước thềm năm học mới 2022-2023.

Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Theo ông Bình, 3 điểm thuận lợi là, từ năm học 2021-2022, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo cho ngành Giáo dục lập kế hoạch thực hiện để tổ chức năm học 2022-2023 một cách tốt nhất. Đầu tiên là rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị. Trong suốt thời gian 2 năm dịch bệnh Covid-19, công tác này đã được chuẩn bị ráo riết, đảm bảo điều kiện cho các em học sinh vừa đến trường, vừa đảm bảo phòng chống dịch.

Thứ hai, việc bồi dưỡng đào tạo, nâng cao năng lực giáo viên, cách thức tổ chức theo phương thức đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục & Đào tạo cần có sự bồi dưỡng, hướng dẫn một cách kịp thời cho các khối, lấy học sinh làm trung tâm nhằm đảm bảo chất lượng và kết quả tốt nhất. Hiện các thầy cô giáo đã chuẩn bị sẵn sàng, khá tốt cho các bài giảng, nội dung.

Một buổi sinh hoạt chuyên môn ứng dụng CNTT vào dạy học của các thầy cô giáo Tổ Toán - Lý - Kỹ thuật Công nghiệp, Trường THCS&THPT Hồng Vân, huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Một buổi sinh hoạt chuyên môn ứng dụng CNTT vào dạy học của các thầy cô giáo Tổ Toán - Lý - Kỹ thuật Công nghiệp, Trường THCS&THPT Hồng Vân, huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Thứ ba, tỉnh luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các em học sinh đến trường đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch Covid-19. Các em học sinh đã tham gia vào tuần lễ vắc-xin, đảm bảo tiêm phủ vắc-xin cho các lứa tuổi, đây là điều kiện tiên quyết, yếu tố để bảo vệ học sinh trước các yếu tố tiềm ẩn của dịch bệnh thời gian tới.

Tuy nhiên, năm học mới vẫn đang đối diện với những thách thức như dịch bệnh tác động trực tiếp đến các lứa tuổi học sinh, nên theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, vấn đề này tỉnh đã chỉ đạo rất quyết liệt cho ngành Giáo dục phải xử lý tốt mọi tình huống, đảm bảo các cháu không bị ngắt quãng khi đến trường.

"Năm nay Bộ Giáo dục & Đào tạo đang tiến hành chương trình đổi mới giáo dục, và tiếp tục nâng cao chuẩn cho các giáo viên, do đây là nội dung mới và có một số khó khăn trong quá trình bồi dưỡng giáo viên để nâng chuẩn nên chúng tôi đã chỉ đạo ngành Giáo dục rà soát tất cả các đối tượng để có thể hỗ trợ, bồi dưỡng đạt chuẩn. Bên cạnh đó, nhà trường khẩn trương chuẩn bị các bài giảng, phương thức mới để dạy cho giáo viên gặp khó khăn do áp dụng chuẩn mới.

Thứ ba, việc đưa trẻ đến trường tham gia học tập của phụ huynh vùng sâu, vùng xa, miền núi vẫn là vấn đề đáng quan tâm. UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, nhất là các huyện miền núi Nam Đông và A Lưới, các khu vực khó khăn tiến hành rà soát, đảm bảo cho các cháu đến trường tốt nhất, tránh tình trạng bỏ học. Đây là một khó khăn những năm qua và năm học này Thừa Thiên – Huế đang phải đối diện” – ông Bình trao đổi.

Học sinh dân tộc thiểu số ở vùng cao tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn đang còn nhiều khó khăn với việc đến trường, tiếp thu các kiến thức mới mẻ như môn tiếng Anh...

Học sinh dân tộc thiểu số ở vùng cao tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn đang còn nhiều khó khăn với việc đến trường, tiếp thu các kiến thức mới mẻ như môn tiếng Anh...

Bên cạnh đó, mùa tựu trường tháng 9 cũng bắt đầu vào mùa mưa lũ tại địa phương Thừa Thiên – Huế. Tỉnh chỉ đạo Sở, các địa phương hết sức quan tâm vấn để đảm bảo an toàn cho các cháu trong mùa mưa bão do các năm trước đều có sự vụ xảy ra trong mùa mưa bão, phương châm là phải tạo điều kiện tối đa nhất cho các cháu được tham gia học tập đầy đủ.

Ngoài ra, ông Nguyễn Thanh Bình cho biết thêm, cơ sở vật chất trường lớp tại Huế cơ bản đáp ứng việc học tập, các ban ngành vẫn đang rà soát để các cháu không thiếu cơ sở vật chất học tập, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng bãi ngang và một số vùng vừa sáp nhập vào địa bàn TP Huế đang có sự xáo trộn trong cơ sở vật chất. Tuy nhiên, với mục tiêu cao nhất, lãnh đạo TP Huế và tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn đang nỗ lực để các cháu tham gia học tập đầy đủ với các điều kiện hài hòa nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.