Phi công Ukraine thừa nhận 'nỗi sợ Su-35'

GD&TĐ - Tiêm kích Su-35 của Nga đang là cơn ác mộng thực sự đối với các phi công Ukraine.

Phi công Ukraine thừa nhận 'nỗi sợ Su-35'

Các phi công quân sự Ukraine đã nói về nỗi sợ hãi của họ đối với hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu Su-35 của Nga. Tiết lộ của họ khiến giới truyền thông Mỹ dậy sóng.

Ví dụ, một trong những người đối thoại của kênh truyền hình CNN là phi công người Ukraine có bí danh "Dzhus". Ông tuyên bố rằng hiện tại Không quân Ukraine không thể chống lại Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.

"Cả radar và tên lửa đều không giúp được gì. Nhưng những chiếc F-16 sẽ mang lại lợi ích đáng kể. Cuộc phản công sẽ hiệu quả và an toàn hơn nếu Ukraine nhận được những chiếc tiêm kích của Mỹ, bởi F-16 có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng", phi công Dzhus nói.

Phi công Ukraine cảm thấy hoang mang khi có thể bị tiêm kích Su-35 bắn hạ từ cự ly rất xa.

Phi công Ukraine cảm thấy hoang mang khi có thể bị tiêm kích Su-35 bắn hạ từ cự ly rất xa.

Bên cạnh hãng tin CNN, ấn phẩm Military Watch lại tập trung vào nỗi sợ hãi mà các phi công Ukraine trải qua mỗi lần xuất kích. Lý do dẫn tới tình trạng trên là do hoạt động của các máy bay chiến đấu Su-35.

Theo tờ báo Mỹ, một số máy bay Ukraine đã bị tiêu diệt trên không ở khoảng cách lên tới 200 km tính từ biên giới với Liên bang Nga bằng tên lửa không đối không tầm xa R-37M.

Một cách gián tiếp, thông tin này được xác nhận trong cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình CNN với phi công Ukraine lái cường kích Su-25 có bí danh "Aleksey". Theo nhận xét, hành động của các phi công Nga đã gieo rắc nỗi sợ hãi cho những người đồng nghiệp Ukraine.

"Chúng tôi đang mất rất nhiều máy bay do bị tiêm kích Su-35 của Nga đánh chặn. Khi bạn nhìn thấy phi cơ của đồng đội bị bắn hạ ngay trước mắt mình trong thời gian thực, đó là một cú sốc", viên phi công thú nhận.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống thu hồi nước đa tầng.

Hệ thống thu hồi nước đa tầng cho vùng biển đảo

GD&TĐ - Hệ thống cung cấp nguồn nước sạch ổn định với hiệu suất hơn 1,2 lít/m²/giờ, đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản như uống, nấu ăn và vệ sinh cho các hộ gia đình hoặc cộng đồng nhỏ.

Sinh viên Trường Cao đẳng Thương mại trình diễn kỹ năng pha chế đồ uống tại Ngày hội hướng nghiệp - việc làm năm 2025 do UBND quận Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức. Ảnh: PV

Hấp dẫn nghề pha chế

GD&TĐ - Với ưu điểm thời gian học nghề ngắn từ 3 - 6 tháng, chú trọng thực hành hơn lý thuyết, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động nên nghề pha chế đang được ưa chuộng, thu hút nhiều học viên.

Bếp ăn của Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Xương.

Bài cuối: Dấu hỏi về sự minh bạch

GD&TĐ - Tại một số bếp ăn bệnh viện công lập Thanh Hóa, quá trình lựa chọn đơn vị cung cấp suất ăn đang bị đặt dấu hỏi lớn về sự thiếu minh bạch.