Phẫu thuật gắp sỏi hình nấm trong bàng quang bệnh nhân

GD&TĐ - Các bác sĩ khoa Ngoại thận – tiết niệu bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí vừa tiến hành phẫu thuật lấy bỏ sỏi bàng quang kích thước 4x6cm cho nam bệnh nhân 33 tuổi trú tại Thủy Nguyên – Hải Phòng.

Ảnh: BVCC
Ảnh: BVCC

Theo thông tin của Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh), bệnh nhân là nam, 33 tuổi, trú tại Thủy Nguyên, Hải Phòng.

Người bệnh trước đó có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt thậm chí đi tiểu cũng cần phải rặn như đi đại tiện. Người bệnh đã tới khám tại bệnh viện.

Bác sĩ cho bệnh nhân tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm. Trên hình ảnh chụp CT. Scanner phát hiện tại bàng quang có sỏi kích thước lớn, người bệnh được chỉ định phẫu thuật.

Sau ca mổ, ê-kíp đã bỏ sỏi bàng quang kích thước 4x6 cm, hình nấm.

Theo bác sĩ cảnh báo, việc người bệnh không phát hiện bản thân mắc bệnh và để sỏi phát triển với kích thước lớn như vậy là rất nguy hiểm.

Sỏi bàng quang kích thước nhỏ có thể tự đào thải mà không gây bất cứ hậu quả gì cho người bệnh. Nhưng theo thời gian sỏi sẽ lớn dần về kích thước và số lượng, nếu không sớm được loại bỏ, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm.

Sỏi bàng quang tiềm ẩn nhiều biến chứng như gây viêm, teo, rò cơ quan này, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.

Do đó, các bác sĩ khuyến cáo người dân không nên chủ quan, tránh thói quen nhịn tiểu, uống ít nước.

Ngoài ra, để không gặp biến chứng nguy hiểm, phải phẫu thuật để lấy sỏi; cần thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Nếu phát hiện sỏi khi còn nhỏ, bệnh nhân có thể tán sỏi nội soi, khả năng phục hồi nhanh, chi phí điều trị ít và không để lại sẹo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều bạn trẻ hiện nay được bố mẹ ủng hộ theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật. Ảnh: NVCC

Để trẻ 'tỏa sáng' theo cách riêng

GD&TĐ - Chọn nghề chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, đặc biệt khi giữa cha mẹ và con cái tồn tại những khoảng cách trong tư duy và kỳ vọng.

Các nhà khoa học trong đợt thu mẫu thực địa.

Giải mã nguy cơ kháng kháng sinh

GD&TĐ - Các nhà khoa học đã xác định khả năng kháng thuốc của nhiều loài vi khuẩn phổ biến như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Aromonas spp. và Vibrio spp… ở vùng biển Nha Trang.

Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: Gia Hưng

Học sai ngành, đừng sợ!

GD&TĐ - Niềm vui trúng tuyển đại học thường đi kèm với nỗi lo: Liệu con có chọn đúng ngành, đúng nghề?

Nghi lễ công bố đặt tên đường Đỗ Mười ở TPHCM thực hiện hồi tháng 1/2025. Ảnh: HCMCPV

TPHCM: Giải 'bài toán' trùng tên đường

GD&TĐ - Nhiều tuyến đường trùng tên sau khi sáp nhập TPHCM gây khó khăn cho người dân, trong khi các chuyên gia đề xuất số hóa để giải quyết vấn đề.

Sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam (TPHCM). Ảnh: Lâm Ngọc

Phá bỏ định kiến giới trong chọn nghề

GD&TĐ - Ẩn sâu trong những quyết định lựa chọn ngành học, nghề nghiệp tương lai là cuộc đấu tranh thầm lặng với những định kiến giới đã ăn sâu vào tiềm thức xã hội.