Giáo dục cho trẻ thơ những năm đầu đời
Các chính sách và chương trình hỗ trợ cho phát triển giáo dục đang đặc biệt quan tâm tới giáo dục Mầm non và Tiểu học. Duy trì thành tựu hoàn thành phổ cập tiểu học, THCS và phổ cập mẫu giáo 5 tuổi; Ban hành chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ đồ dùng sách vở cho HS nghèo, dân tộc, bảo trợ xã hội; Chính sách hỗ trợ bữa ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo dùng dân tộc miền núi, chính sách đối với giáo viên miền núi.
Mạng lưới trường MN được tăng cường, mở rộng và phân bố tới hầu hết các xã, phường, ấp để đáp ứng tốt hơn nhu cầu đưa trẻ tới trường và nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ em và giáo dục.
Cơ sở vật chất, trường học và lớp học được đầu tư theo hướng chuẩn hóa và kiên cố hóa; hầu hết các cơ sở giáo dục mầm non được quan tâm đúng mức trong việc xây dựng một môi trường xanh, sạch, đẹp và được trang bị nhiều thiết bị, dụng cụ và đồ chơi.
Chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ em được quan tâm đáng kể. Chương trình giáo dục MN được thực hiện ở các cơ sở Giáo dục MN đã có những chuyển biến quan trọng về chất lượng. Tỷ lệ trẻ em đi học tiểu học đạt 99,1% trong số đó trẻ 5 tuổi đạt 100%.
Giáo viên MN và cán bộ quản lý đã tăng nhanh về số lượng cùng sự nâng cao trình độ và năng lực đào tạo. Các chính sách dành cho giáo viên đã được ban hành và thực hiện góp phần nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, khuyến khích giáo viên vui vẻ gắn bó với nghề.
Việc tập huấn cho giáo viên người dân tộc thiểu số cũng được mở rộng để cung cấp các khoản học tiếng dân tộc cho giáo viên dân tộc thiểu số; Việc thực hiện phổ cập giáo dục MN đã được triển khai theo hướng dẫn một cách đồng bộ, quyết liệt từ trung ương đến địa phương.
Đến tháng 3 năm 2017, có 99,2% đơn vị cấp xã, 100% đơn vị cấp huyện và 100% đơn vị cấp tỉnh được công nhận là đạt chuẩn phổ cập giáo dục MN cho trẻ 5 tuổi.
Về đầu tư tài chính: tỷ lệ chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục – đào tạo giai đoạn 2009-2015 chiếm 20% tổng chi ngân sách nhà nước, trong đó có chi tiêu giáo dục MN (ECE) đã tăng từ 11,5% lên 14%.
Như vậy tỷ lệ chi ngân sách Nhà nước cho GD&ĐT nói chung và tiền học đường nói riêng đã luôn đảm bảo cơ cấu tăng chi từ ngân sách của Nhà nước. Ngoài việc tăng ngân sách của Nhà nước cho giáo dục,
Nhà nước đã thực hiện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, ăn trưa cho trẻ em 3 tuổi, 4 tuổi và 5 tuổi ở các vùng khó khăn về kinh tế và cho trẻ em thuộc các hộ nghèo và cận nghèo.
Về giáo dục tiểu học: đến cuối năm 2015, 100% các tỉnh, thành phố trên cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. Tỷ lệ trẻ em đi học Tiểu học đã tăng dần từ năm 2006 đến năm 2014, với tỷ lệ chung là 93%.
Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở khu vực thành thị là 93,6% và 92,8% ở nông thôn. Tuy nhiên khoảng 20% trẻ em dân tộc thiểu số chưa theo học Tiểu học, vì đa số các en sống ở vùng núi, xa trường học.
Cũng có những rào cản đối với các em như rào cản ngôn ngữ, nhiều trẻ em dân tộc thiểu số không biết tiếng Việt trước khi đến trường tiểu học. Trong số các em DTTS tỷ lệ các bé gái đi học thấp nhất, cùng với tỷ lệ đi học, bỏ học cao hơn các bé trai.
Phân tích theo giới tính, tỷ lệ nhập học tiểu học của các bé là 93,4% và của các bé gái là 92,6%. Có thể thấy rằng các bé trai và bé gái đi học tiểu học ở độ tuổi quy định.
Các chính sách bảo vệ chăm sóc trẻ em
Trong thời gian qua công tác bảo vệ trẻ em và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được Nhà nước quan tâm chỉ đạo. Nhiều các chính sách, chương trình đã được ban hành để thực hiện bảo vệ trẻ em và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Đặc biệt kết quả triển khai Chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 và chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020 đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Nhận thức bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020 đã đạt được kết quả đáng khích lệ.
Nhận thức của cộng đồng về việc bảo vệ trẻ em được nâng cao; Hệ thống chính sách pháp luật được rà soát và bổ sung chỉnh sửa; 100% các địa phương đã hình thành hệ thống bảo vệ trẻ em; hệ thống các dịch vụ bảo vệ trẻ em được hình thành với 34 Trung tâm công tác xã hội cấp tỉnh, 134 Văn phòng tư vấn trẻ em cấp huyện, 1.539 điểm tham vấn cộng đồng, 2765 điểm tham vấn trường học, 418 các loại hình trợ giúp trẻ em khác được thành lập và đi vào hoạt động; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Trẻ em bị tổn hại được can thiệp trợ giúp bằng nhiều hình thức; năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác BVCSTE được nâng cao; hệ thống các chỉ tiêu giám sát, đánh giá chương trình được xây dựng và triển khai; nguồn lực dành cho công tác bảo vệ trẻ em được hỗ trợ tại trung ương và địa phương; tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giảm; tỷ lệ mắc và tử vong do tai nạn thương tích trẻ em đã giảm; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc tốt hơn.
Chính sách trợ cấp cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng và nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội được triển khai thực hiện. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ mồ côi, bỏ rơi, trẻ không nơi nương tựa, khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, trẻ nhiễm HIV/AIDDS thuộc hộ gia đình nghèo được trợ cấp thường xuyên theo quy định của Nghị quyết 136/2003/NĐ-CP, mức trợ cấp là 270.000 đ/tháng và hệ số hỗ trợ tùy theo từng độ tuổi. Hỗ trợ các gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ cộng đồng.
Bên cạnh việc xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em, dịch vụ bảo vệ trẻ em, hiện nay các địa phương đang triển khai toàn đội ngũ cộng tác viên làm công tác bảo vệ trẻ em với 70.000 cộng tác viên và một số xã đã hình thành cộng tác viên công tác xã hội nhằm thực hiện tốt việc phát hiện, hỗ trợ kịp thời các trường hợp trẻ bị xâm hại bạo lực, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt....
Các hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội được hình thành để đảm bảo việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em thuộc đối tượng bảo trợ xã hội. Một số địa phương đã thí điềm có hiệu quả mô hình quản lý trẻ em, đánh giá nhu cầu trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, hỗ trợ kết nối vụ đáp ứng nhu cầu chăm sóc toàn diện.
Đến nay cả nước có 359 cơ sở bảo trợ xã hội, trong đó có 179 cơ sở công lập và 180 cơ sở ngoài công lập đang nuôi dưỡng chăn sóc trên 41.450 đối tượng bao gồm người cao tuổi, trẻ em người khuyết tật và một số đối tượng khá trong đó có khoảng 20.000 trẻ em.
Hiện tại Việt Nam có khoảng 1,7 triệu trẻ em dưới 1 tuổi và 5,9 triệu trẻ em từ 1 đến 4 tuổi. Tổng số trẻ em từ 0-8 tuổi năm 2009 là 12,6 triệu em trong đó phân theo 6 vùng sinh thái, Tây Nguyên có số trẻ em từ 0-8 thấp nhất; dân số từ 0-9 tuổi phân bố theo 10 dân tộc bao gồm dân tộc Kinh, Tày, Thái, Mường, Khơ Me, Hoa, Nùng, Mông, Dao, Gia Rai và dân tộc khác. Trong đó dân tộc Kinh chiếm số lượng cao nhất: 11 triệu em.