Phát triển thị trường KH&CN đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Chiều 23/9, tại Hà Nội Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì HN "Phát triển thị trường KH&CN đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập".

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị "Phát triển thị trường KH&CN đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập".
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị "Phát triển thị trường KH&CN đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập".

Tham dự tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành; các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu; các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước. Tại điểm cầu địa phương có lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo các sở ngành liên quan.

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam đang xây dựng nền dân chủ xã hội nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ tập trung vào các trọng tâm chỉ đạo, điều hành gồm "4 ổn định, 3 tăng cường, 2 đẩy mạnh, 1 tiết giảm, và 1 kiên quyết không".

Trong đó, 4 ổn định là: ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; ổn định các loại thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ; ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Các đại biểu tham dự Tọa đàm khoa học và công nghệ, Phát triển thị trường, đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập

Các đại biểu tham dự Tọa đàm khoa học và công nghệ, Phát triển thị trường, đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập

Với chủ đề: "Phát triển thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập", Hội nghị ngày hôm nay có ý nghĩa rất quan trọng để đánh giá tình hình, nhận diện đúng những hạn chế, tồn tại, khó khăn, thách thức, từ đó xác định phương hướng, đề ra nhiệm vụ, giải pháp để tổ chức, vận hành tốt hơn thị trường khoa học công nghệ.

Thông qua đó để thị trường này thực sự trở thành con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất biến KHCN thành lực lượng sản xuất chủ lực của xã hội, giúp các doanh nghiệp tạo ra nhiều hàng hoá, dịch vụ mới có hàm lượng khoa học cao, tạo sức cạnh tranh vượt trội của nền kinh tế.

Thị trường KHCN ở nước ta là một trong những yếu tố quan trọng trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đầu tư, đã ban hành, triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách có liên quan, thị trường KHCN bước đầu được hình thành, phát triển và đã đạt được những kết quả nhất định.

Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển KTXH và so với một số thị trường khác, thị trường KHCN phát triển chậm, còn nhiều vướng mắc, chưa gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng với nhu cầu sản xuất, kinh doanh…

Chiến lược phát triển KTXH 10 năm 2021-2030 đã xác định: "Phát triển mạnh thị trường khoa học, công nghệ gắn với xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học, công nghệ. Kết nối có hiệu quả các sàn giao dịch công nghệ quốc gia với các trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ ở các địa phương. Phát triển mạnh mạng lưới các tổ chức dịch vụ trung gian môi giới, đánh giá chuyển giao công nghệ…".

Do vậy, phát triển mạnh mẽ thị trường KHCN là một trong các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Với tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị các đại biểu phát biểu ý kiến tập trung vào một số nội dung cơ bản như sau:

Thứ nhất, phân tích, đánh giá sự vận hành của thị trường KHCN ở nước ta hiện nay đã tương xứng với vai trò, vị trí trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa?

Thứ hai, làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của các chủ thể chính của thị trường KHCN; đánh giá sự tương tác, hợp tác, phối hợp giữa các chủ thể này với nhau ra sao? Tại sao kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ của các viện, trường khá dồi dào, nhưng hàng hóa KHCN vẫn còn rất hạn chế?

Tại sao nhu cầu tiếp thu, hấp thụ, làm chủ công nghệ mới luôn hiện hữu, song không phải doanh nghiệp nào cũng tích cực, hào hứng đầu tư mua sắm hàng hoá KHCN? Các tổ chức trung gian, môi giới đã làm tốt vai trò kết nối, thúc đẩy giao dịch, lưu thông hàng hoá KHCN hay chưa? Hạ tầng quốc gia của thị trường KHCN hiện nay ra sao, hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế thế nào?

Thứ ba, thể chế, cơ chế, chính sách phát triển thị trường KHCN còn vướng ở đâu, mắc ở chỗ nào? Văn bản nào cần bổ sung, sửa đổi, văn bản nào cần thay thế, cấp nào là cấp có thẩm quyền? Cần có những giải pháp đột phá nào để thị trường KHCN phát triển đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập trong thời gian tới?

Để Hội nghị thực chất, hiệu quả, Thủ tướng đề nghị các đại biểu phát huy tinh thần thẳng thắn, cởi mở, xây dựng, cầu thị, phát biểu ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Đặc biệt, các đại biểu tìm câu giải đáp trước thực trạng nhiều kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ của các viện, trường khá dồi dào, nhưng hàng hóa khoa học, công nghệ vẫn rất hạn chế; nhu cầu tiếp thu, hấp thụ, làm chủ công nghệ mới luôn hiện hữu, song không phải doanh nghiệp nào cũng tích cực, hào hứng đầu tư mua sắm hàng hóa KHCN.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.