Theo GS, một số dự án lấn Vịnh Hạ Long, đổ bê tông làm bãi neo đậu thuyền bè, ảnh hưởng như thế nào đến biển?
GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh: Theo tôi, về mặt sinh thái học, kinh tế xanh, tăng trưởng xanh đất nước ta đã đề ra rồi. Việc một số dự án lấn chiếm, đổ xi măng, bê tông trên Vịnh Hạ Long nó không có lợi mà ảnh hưởng đến hệ sinh thái của biển. Ví dụ như rừng ngập mặn, là nơi con tôm, con cá đến đẻ trứng, là chỗ ươm giống, nếu đổ xi măng vào trông hoành tráng, rất đẹp nhưng ảnh hưởng đến thiên nhiên rất lớn. Con người ngày nay đến với biển, không ai thích nhìn xi măng, cốt thép mà thích ngắm thiên nhiên hoang sơ...vv.
Mặt khác, biển đảo là một hệ sinh thái rất quan trọng ở đất nước chúng ta. Nước ta có 58 tỉnh thành phố nằm ở ven biển đảo Việt Nam. Chính vì thế mà trong thời đại công nghệ 4.0 thì chính kinh tế biển và ngoại giao là cực kì quan trọng, bởi vì vấn đề giao lưu, kết nối giữa các quốc gia không riêng gì Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam là nước nằm trong vùng biển Đông, có giao lưu quốc tế rất rộng lớn.
Chính vì thế Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã có chính sách, chiến lược về kinh tế biển Việt Nam. Mục đích đề ra là giữ tài nguyên biển - tiềm năng kinh tế rất lớn, cũng là bảo vệ chủ quyền của đất nước chúng ta.
Tại sao chúng ta cần gìn giữ, phát triển tiềm năng Vịnh Hạ Long nói riêng và biển Việt Nam nói chung?
GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh: Các nước cũng như Việt Nam ta, tài nguyên thiên nhiên trên cạn ngày càng cạn kiệt, chính vì thế mà các năng lượng mặt trời, gió, đặc biệt là biển rất quan trọng. Vì cái nội lực mà nó vận động trong biển như đá, thềm lục địa cho đến nước, các sinh vật...vv, tạo nên một hệ sinh thái đại dương cực kì lớn.
Chính hệ sinh thái biển dần dần tạo cho bờ biển, những vùng cát, vùng tôm cá, rất cần thiết cho đời sống con người. Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 lại cần những thứ đó vì nó không thể thiếu với sức khỏe con người. Vì thế, các tỉnh thành rất cần biển.
Theo tôi, người đứng đầu của các tỉnh đó cần giữ bờ biển cho an lành, cho trong sạch, không sạt lở. Không gì khác, ngoài các sinh vật, đất đá có trong biển, hằng ngày sóng dội vào khiến cho bờ biển chắc chắn hơn.
GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh |
Hiện nay, ngành du lịch phát triển rất mạnh, kéo theo đó là tình trạng ô nhiễm. Trong khi đó, cuộc sống người dân địa phương ngày càng khá giả nên nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng các vùng biển sạch, thiên nhiên hùng vĩ, giàu cá, tôm ngày càng cao.
Có thể nói, biển cho con người tiềm năng rất lớn, nhưng không phải vô hạn mà là hữu hạn. Chính vì thế, khi con người khai thác vượt qua cái tiềm năng đó thì thiên nhiên sẽ “nổi cơn thịnh nộ để trả thù”. Vịnh Hạ Long được tổ chức khoa học và văn hóa thế giới công nhận 2 lần là di sản thế giới cũng không nằm ngoài tác động đó.
Vậy GS. có lời khuyên như thế nào đối với việc phát triển tiềm năng Vịnh Hạ Long?
GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh: Theo cá nhân tôi, phát triển kinh tế biển là quan trọng, nhưng ông bí thư tỉnh lo cho dân không phải bằng mọi giá, không phải phá hoại nó mà phải gìn giữ. Trước mắt, biển có thể mang lại thu nhập cho địa phương, nhưng về lâu dài, khi thiên nhiên nổi giận thì số tiền thu từ tài nguyên biển không bù đắp nổi, vì thiệt hại đó phải gấp hàng trăm, hàng nghìn lần.
Chính vì thế mà các nhà sinh thái học chúng tôi đều đề nghị là phát triển kinh tế biển phải hài hòa với thiên nhiên và có thời gian, không phải cứ cố thu tiền để môi trường bị ảnh hưởng. Trước mắt người lãnh đạo không thấy, người địa phương cũng không thấy những không bao lâu sau, chỉ có người dân ở đấy là chịu nhiều thiệt thòi nhất khi thấy được biển cạn kiệt tài nguyên, đặc biệt là thiên tai biển cả phải gánh chịu.
Các lãnh đạo các địa phương phải suy nghĩ thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng như Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại nhiều diễn đàn: “Không đánh đổi môi trường để phát triển kính tế. Chúng ta phải hòa nhập vào thế giới phát triển bền vững”.
Bình luận