Phát triển Đà Nẵng thành trung tâm GD&ĐT chất lượng cao của cả nước và ASEAN

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực GD&ĐT, phát triển Đà Nẵng trở thành trung tâm GD&ĐT chất lượng cao của cả nước và khu vực ASEAN.

Đà Nẵng sẽ là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động chuyên dụng phục vụ cho các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao. (Ảnh: Hoàng Vinh)
Đà Nẵng sẽ là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động chuyên dụng phục vụ cho các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao. (Ảnh: Hoàng Vinh)

Trung tâm GD&ĐT chất lượng cao cả nước và khu vực

Ngày 25/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức lễ công bố quy hoạch thành phố thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo quy hoạch, xây dựng TP Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ.

Một trong những trung tâm văn hóa - thể thao, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ phát triển của cả nước; Trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế; Thành phố cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, khu vực Bắc Tây Nguyên và đạt đẳng cấp khu vực Châu Á; Đô thị sinh thái, hiện đại và thông minh, thành phố đáng sống…

Trong đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2030 về kinh tế tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,5-10%/năm và phấn đấu đạt 12%/năm. GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt khoảng 8.000-8.500 USD. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 11-12%/năm…

Tầm nhìn đến năm 2050 xây dựng Đà Nẵng trở thành đô thị lớn, sinh thái, thông minh, bản sắc, bền vững, ngang tầm quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới đô thị khu vực và quốc tế, là Trung tâm du lịch quốc tế gắn với Trung tâm tổ chức sự kiện quốc tế; Trung tâm công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin; Trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; Trung tâm Tài chính quốc tế quy mô khu vực và là thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực châu Á.

Quy mô giáo dục đào tạo theo hướng đa dạng hóa loại hình. (Ảnh: Hoàng Vinh)

Quy mô giáo dục đào tạo theo hướng đa dạng hóa loại hình. (Ảnh: Hoàng Vinh)

Về phương hướng phát triển lĩnh vực GD&ĐT, phát triển Đà Nẵng trở thành trung tâm giáo dục và đào tạo chất lượng cao của cả nước và của khu vực ASEAN.

“Mở rộng mạng lưới, quy mô giáo dục - đào tạo theo hướng đa dạng hóa loại hình; đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục. Xây dựng mô hình trường đạt chuẩn theo hướng hiện đại hóa, chuẩn hóa của các cấp học, ngành học. Phối hợp có hiệu quả giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực”, quy hoạch nêu rõ.

Mở rộng diện tích đất cho giáo dục

Về phương án phát triển các khu chức năng, trong đó các khu nghiên cứu đào tạo định hướng tổ chức sắp xếp không gian phát triển ngành giáo dục đảm bảo mục tiêu cơ bản là ở đâu có dân cư, ở đó có trẻ em và phải có trường học, đáp ứng cho 100% trẻ em ở độ tuổi đến trường với bán kính phục vụ phù hợp với quy định.

Hệ thống trường lớp ở Đà Nẵng được đầu tư đồng bộ, hiện đại. (Ảnh: Hoàng Vinh)

Hệ thống trường lớp ở Đà Nẵng được đầu tư đồng bộ, hiện đại. (Ảnh: Hoàng Vinh)

Đối với các khu đô thị hiện hữu, nâng cao hệ số sử dụng đất kết hợp mở rộng diện tích đất cho giáo dục. Đối với khu vực phát triển mới, phân bố cơ sở giáo dục đảm bảo bán kính phù hợp cho từng cấp học theo quy định và đáp ứng nhu cầu phát triển quy mô dân số đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đặc biệt, mở rộng các trường đại học, cao đẳng, trung tâm nghiên cứu đào tạo hiện có, tập trung ở phía Nam Đà Nẵng tạo thành khu đô thị Đại học mới tại quận Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) và thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) trở thành một trong 3 trung tâm đào tạo đại học trọng điểm quốc gia, ngang tầm khu vực và quốc tế.

Hình thành các cơ sở đào tạo, dạy nghề, viện nghiên cứu chuyên ngành cho phân khu công nghệ cao Đà Nẵng để đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động chuyên dụng phục vụ cho các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, du lịch, cảng biển, logistis, dịch vụ chất lượng cao như: công nghệ vi điện tử, công nghệ nano, bán dẫn, vi mạch, ứng dụng FPGA, trí tuệ nhân tạo, tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục… đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và của vùng.

Đảm bảo 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày. (Ảnh: Hoàng Vinh)

Đảm bảo 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày. (Ảnh: Hoàng Vinh)

Ngoài ra, trong phương án phát triển hạ tầng GD&ĐT tiếp tục mở rộng mạng lưới, phát triển quy mô GD&ĐT theo hướng đa dạng hóa loại hình, đảm bảo định mức cháu/nhóm, học sinh/lớp theo quy định, đảm bảo 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày.

Mở rộng cơ hội tiếp cận với giáo dục THPT có chất lượng, đến năm 2030, mỗi quận, huyện có 1 trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho 3 trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp. Kêu gọi đầu tư thành lập các trường quốc tế, trường liên cấp quốc tế.

Mở rộng các Trường Đại học, Cao đẳng, trung tâm nghiên cứu đào tạo hiện có, tập trung ở phía Nam thành phố, đặc biệt là Làng Đại học Đà Nẵng để tạo thành Khu đô thị Đại học mới. Phát triển Đại học Đà Nẵng thành Đại học Quốc gia, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực 21 ngang tầm khu vực. Các trường đại học công lập và tư thục chủ động hội nhập sâu, rộng vào nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

Bên cạnh đó, hình thành mới một số cơ sở đào tạo dạy nghề, viện, trung tâm nghiên cứu chuyên ngành tại phân khu Công nghệ cao. Đến năm 2030, xây dựng 7 trường cao đẳng đào tạo nghề chất lượng cao, trong đó có 4 trường cao đẳng có một số nghề đạt cấp độ khu vực và quốc tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.