Phát hiện "sốc": Khẩu trang vải "bó tay" với ô nhiễm khói bụi

Theo các nhà nghiên cứu, không có loại khẩu trang nào có hiệu quả 100%. Thậm chí hầu hết chúng đều vô tác dụng trong việc bảo vệ ô nhiễm.

Phát hiện "sốc": Khẩu trang vải "bó tay" với ô nhiễm khói bụi

VNN ghi nhận, để tìm hiểu rõ hơn về các loại khẩu trang có tác dụng như thế nào tron việc bảo vệ khỏi tác nhân của khói bụi từ không khí bên ngoài, các nhà nghiên cứu khoa Khoa học Sức khỏe Môi trường, ĐH Massachusetts Amherst đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện tính hiệu quả trên 6 loại khẩu trang thông dụng ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Epidemiology của Springer Nature cho thấy không có loại khẩu trang nào có hiệu quả 100%. Đặc biệt các loại khẩu trang bằng vải ít tiền có hiệu quả bảo vệ rất thấp trong đó khẩu trang vải lọc kém nhất.

Phat hien

Theo các nhà nghiên cứu hầu hết các loại khẩu trang đều không có tác dụng trong việc bảo vệ khói bụi. ẢNh: VNN

Cụ thể, trong phòng thí nghiệm, 6 loại khẩu trang làm từ các loại vật liệu bao gồm vải, giấy và polypropylene được đeo lên một mô hình đầu người đặt trong một buồng kín được xả đầy bụi lơ lửng.

Nhóm nghiên cứu đặc biệt tò mò về các loại khẩu trang bằng vải ít tiền được sử dụng rộng rãi ở các quốc gia đang phát triển với giá chưa tới 1 USD, có thể giặt và tái sử dụng nhiều lần.

Trong khi đó, loại khẩu trang vải co giãn thông thường có tính hiệu quả thấp nhất, chỉ lọc bỏ được 15-57% lượng bụi trong luồng khí đi qua.

Điều này có nghĩa nếu đeo khẩu trang vải thông dụng trong 1 ngày ô nhiễm ở New Delhi với mật độ bụi lơ lửng 350 microgams/m3 thì khối bụi vẫn lọt vào người gấp 10 lần nồng độ tiêu chuẩn của WHO.

Với khẩu trang y tế N95 làm từ polyprolen, trong điều kiện phòng thí nghiệm và mẫu thử nghiệm là các hạt muối có đường kính 300 nm, khẩu trang này có thể loại bỏ được 95% tổng số hạt.

Đây là tiêu chuẩn được sử dụng để bảo vệ công nhân phải tiếp xúc ngắn hạn với môi trường có nguy cơ ô nhiễm cao như khai thác mỏ, cơ khí, hay các ngành nghề độc hại khác.

Ô nhiễm khói bụi ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp

Tại Việt Nam, chất lượng môi trường không khí đang bị suy giảm, đặc biệt là ở các khu đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, gây tác hại khôn lường đến sức khỏe cộng đồng, môi trường không khí và khí hậu.

Liên quan tới vấn đề trên, TTO dẫn thông tin từ một số chuyên gia ngành Y học cho biết, những người sống, tiếp xúc với các chất ô nhiễm sẽ chịu tác động trực tiếp qua đường hô hấp gồm hô hấp trên (niêm mạc mũi họng) và hô hấp dưới (niêm mạc khí phế quản), qua kết mạc và qua da.

Không khí ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe ngắn hạn và lâu dài. Một số cơ địa đặc biệt như cao tuổi, có bệnh hen suyễn, tim và phổi thường chịu ảnh hưởng nhiều và xấu hơn từ các tác động của ô nhiễm không khí.

Phat hien

Tình trạng ô nhiễm khói bui tại Việt Nam đang ở mức báo động. Ảnh: TTO

Mức độ mà một cá nhân bị tổn thương do các chất ô nhiễm trong không khí sẽ phụ thuộc vào tổng số tiếp xúc của người đó với các hạt bụi và các chất hóa học, hay nói cách khác là thời gian tiếp xúc và nồng độ của các chất gây ô nhiễm gây tác động ngắn hạn và dài hạn lên sức khỏe.

Một số tác động ngắn hạn như phản ứng dị ứng (da, kết mạc, viêm dị ứng), viêm mũi và họng, lên cơn hen suyễn, viêm phế quản co thắt, viêm phổi, khó thở, đau đầu và buồn nôn.

Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí còn có các tác động lâu dài như các bệnh đường hô hấp mãn tính, ung thư phổi, bệnh tim mạch, tâm phế mạn, thiệt hại cho não và dây thần kinh, thiệt hại cho cơ quan nội tạng như gan, thận.

Vậy bảo vệ bụi không khí bằng cách nào?

Cũng theo VNN, người dùng khẩu trang tưởng rằng họ hoàn toàn được bảo vệ từ không khí ô nhiễm. Tuy nhiên thực tế cho thấy dù khẩu trang không có nhiều tác dụng trong việc ngăn cản khói bụi ô nhiễm thì nó vẫn còn tốt hơn là không có gì.

Vì vậy, mỗi người nên tự điều chỉnh việc phải tiếp xúc với không khí ô nhiễm như chọn nơi sống, bỏ thói quen hút thuốc, hạn chế đi trên những con đường tắc nghẽn giao thông, và dài hạn hơn là cần phải giảm mức độ ô nhiễm ngay ở nguồn gây ra ô nhiễm.

Ngoài biện pháp bảo vệ ngoài đường thì khi về nhà cần thay quần áo và tắm gội ngay. Sau đó, rửa sạch mũi với nước muối sinh lý dạng phun sương hay dạng dung dịch pha rồi bơm trực tiếp vào mũi, sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt.

Theo VietQ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ