Phát hiện quán bia 5.000 tuổi với hệ thống làm lạnh thời tiền sử

GD&TĐ - Ở miền nam Iraq, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra tàn tích của một quán bia có niên đại hơn 5.000 năm.

Tàn tích của một quán bia 5.000 năm tuổi được tìm thấy ở Iraq. (Ảnh: AP).
Tàn tích của một quán bia 5.000 năm tuổi được tìm thấy ở Iraq. (Ảnh: AP).

Các nhà khảo cổ Mỹ và Italy cho rằng phát hiện trên có thể làm sáng tỏ cuộc sống hàng ngày ở các thành phố đầu tiên.

Họ cũng phát hiện ra đồ tạo tác trong các tàn tích Lagash cổ đại, phía đông bắc của thành phố Nasiriyah đương đại, nơi được biết đến là một trong những trung tâm đô thị sớm nhất của nền văn minh Sumer.

Tại đây, họ tìm thấy 1 lò nướng lớn, ghế ăn, 150 đĩa ăn và tàn dư của hệ thống làm lạnh thời tiền sử cũng được nhóm hợp tác từ Đại học Pennsylvania (Mỹ) và Pisa (Italy) tìm thấy.

Những chiếc bát có cá và xương động vật cũng như dấu hiệu sử dụng bia vốn phổ biến ở người Sumer.

Giám đốc dự án Holly Pittman nói với AFP: "Ở đây, chúng tôi thấy có tủ lạnh, hàng trăm chiếc bình sẵn sàng được sử dụng, những chiếc ghế dài để mọi người ngồi... và phía sau 'tủ lạnh' là một chiếc lò nướng thể đã được sử dụng để nấu thức ăn".

"Chúng tôi hiểu điều này là một nơi mà mọi người - những người bình thường - có thể đến ăn” – bà nói.

Theo bà Holly Pittman, các nhà khảo cổ gọi nơi này là quán bia vì bia là thức uống phổ biến nhất, thậm chí còn hơn cả nước lọc đối với người Sumer. Một trong những ngôi đền được khai quật trong khu vực cũng có một công thức nấu bia được tìm thấy trên một bảng chữ hình nêm.

Các thành phố sớm nhất trên thế giới xuất hiện ở khu vực ngày nay là miền nam Iraq do thặng dư nông nghiệp. Họ có được điều này nhờ thuần hóa các loại cây trồng đầu tiên và tạo ra các tầng lớp xã hội mới không tham gia trực tiếp vào sản xuất lương thực.

Theo Wionews

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mua vang chén thánh nhập khẩu cao cấp