Phát hiện mộ trẻ em chôn tập thể từ 550 năm trước

GD&TĐ - Hàng trăm trẻ em cùng lạc đà con được cho là đã bị giết trong một nghi thức hiến tế từ thời tiền Colombo ở Peru.

Phát hiện mộ trẻ em chôn tập thể từ 550 năm trước

Các nhà khảo cổ học phát hiện ngôi mộ trẻ em tập thể lớn chưa từng có trong lịch sử tại khu khảo cổ Las Llamas ở bờ biển phía bắc Peru.

Hơn 140 hài cốt trẻ em ở độ tuổi 5-14 được khai quật trong ngôi mộ cổ có niên đại khoảng 550 năm, thời kỳ trước khi Cristoforo Colombo khám phá ra châu Mỹ.

Ngôi mộ được cho là một phần trong nghi thức hiến tế của đế chế Chimú cổ đại, đế chế lớn thứ hai trong lịch sử Peru. Ít nhất 140 trẻ em cùng 200 con lạc đà không bướu non dưới 18 tháng tuổi đã bị giết và chôn cất cùng ngày trong nghi thức hiến tế tàn nhẫn này.

Nhóm khảo cổ đã tìm thấy các vết dao cắt ở xương của cả trẻ em và lạc đà, đặc biệt là ở xương ức và xương sườn, cho thấy vật hiến tế có thể đã bị mổ ngực.

Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ cũng phát hiện chất nhuộm màu đỏ trên hộp sọ của trẻ em, và những dấu chân nhỏ còn sót lại ở khu vực chôn cất.

Các vết dao cắt và chất nhuộm màu đỏ được phát hiện trên xương ức, xương sườn và hộp sọ của trẻ em. Ảnh: National Geographic.

Các vết dao cắt và chất nhuộm màu đỏ được phát hiện trên hài cốt của trẻ em.

"Họ đã hiến tế cho các vị thần thứ quan trọng nhất mà họ có đó là trẻ em, vì trẻ em chính là sự đại diện cho tương lai. Lạc đà cũng rất quan trọng trong nghi thức hiến tế bởi chúng là một phần của nền kinh tế thời đó", giáo sư Gabriel Prieto từ Đại học Quốc gia Trujillo của Peru cho biết.

Nhóm khảo cổ cùng với các nhà phân loại học đang cố gắng làm sáng tỏ nguyên nhân đằng sau nghi thức hiến tế trẻ em quy mô lớn này.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ