Phát hiện cây tăng tuổi thọ con người trên đảo Okinawa

Một nhà khoa học Nhật Bản sống tại quần đảo Okinawa vừa phát hiện một loại cây có thể làm tăng tuổi thọ con người.

Giáo sư Shinkichi Tawada đang chiết xuất tinh dầu "getto" tại phòng thí nghiệm (Nguồn: AFP)
Giáo sư Shinkichi Tawada đang chiết xuất tinh dầu "getto" tại phòng thí nghiệm (Nguồn: AFP)

Báo La Libre của Bỉ số mới ra cho biết, nhà khoa học hy vọng nghiên cứu của mình sẽ góp phần tăng cường hương vị cho thực phẩm của địa phương, nơi được mệnh danh "quán quân thế giới về tuổi thọ."

Tại phòng thí nghiệm của Trường Đại học Ryukyu de Nishihara tại Okinawa, giáo sư nông học Shinkichi Tawada khuấy chất lỏng màu hổ phách trong một lọ thủy tinh thấy tỏa ra một mùi thơm dễ chịu. Đây chính là tinh dầu của loài hoa có tên Nhật là "getto" (tên latin là alpinia zerumbet), cùng họ với gừng, một loại tinh chất lưu giữ bí quyết trường thọ của người dân Okinawa.

"Từ vài thập kỷ nay, Okinawa luôn dẫn đầu thế giới về tuổi thọ người dân. Tôi luôn quan tâm tới các thành phần trong thức ăn truyền thống để tìm ra bí quyết," giáo sư Shinkichi Tawada cho biết.

Ông đã nghiên cứu loài cây này từ gần 20 năm nay và cuối cùng nỗ lực của ông đã được đền đáp.

Trong một thí nghiệm mới đây, các nhà nghiên cứu đã chia một loài sâu chỉ sống được 1 tháng thành 2 nhóm rồi quan sát tuổi thọ của chúng. Nhóm thứ nhất được thường xuyên ăn "getto" thì thời gian sống tăng thêm 22% so với nhóm thứ 2 không được cung cấp loại thức ăn này.

Lá xanh, quả mọng đỏ và hoa trắng của "getto" có chứa chất resvératrol, một chất chống ôxy hóa thường thấy trong nho và rượu vang và cũng là thành phần giúp trường thọ.

Quay lại món ăn truyền thống

Theo giáo sư Tawada, người dân Okinawa thường ăn món truyền thống là muchi, một loại thức ăn mùa Đông gồm bột gạo bọc bên ngoài một lá "getto" nhằm chống lại cảm cúm nhưng ngày nay, rất ít người còn chú ý tới các khóm "getto" mọc bên vệ đường.

Tại trung tâm thành phố Naha, thủ phủ của Okinawa, các chuỗi nhà hàng hamberger, các quán ăn nhanh, quán bò bíttết phục vụ khoảng 19.000 quân lính Mỹ có mặt trên quần đảo đã làm ảnh hưởng tới phong cách sống của người dân địa phương.

Nếu phụ nữ Okinawa có tuổi thọ cao nhất nước Nhật, trung bình khoảng 87 tuổi, thì đàn ông lại xếp hàng thứ 34 với mức 79,4 tuổi, thấp hơn mức trung bình toàn quốc. Hiện nay, tỷ lệ đàn ông Okinawa bị béo phì cao nhất nước.

"Ngày nay, thanh niên Okinawa ăn quá nhiều đồ ăn nhanh. Tuổi thọ trung bình vì thế đang giảm. Đã đến lúc phải quay lại món ăn truyền thống," giáo sư Tawada lo lắng.

Lĩnh vực kinh tế mới

Tại chợ Naha, các phụ nữ đứng tuổi vẫn mua các loại rau truyền thống như goya, một loại mướp đắng nổi tiếng và cũng rất tốt cho sức khỏe. Cũng có khá nhiều bà nội trợ chọn mua lá "getto" được bày bán nhiều trong các quầy hàng.

Nghiên cứu của giáo sư Tawada hiện được bà Keiko Uehara áp dụng vào sản phẩm làm đẹp.

Tại cửa hàng mỹ phẩm của bà bày bán nhiều sản phẩm chăm sóc sắc đẹp được chiết xuất từ tinh dầu "getto."

"Ở đây, người ta thường xuyên uống trà và điều này giúp họ trẻ lâu. Nước uống không cồn được triết xuất từ cây không sẽ giúp xóa mọi nếp nhăn," bà Keikop Uehara cho biết. Dù bà đã 64 tuổi nhưng khuôn mặt vẫn mịn màng.

Xa xa, trên cánh đồng, người nông dân đang mở rộng diện tích trồng cây "getto."

"Chúng tôi không muốn chỉ dừng lại ở Okinawa, chúng tôi muốn chinh phục thị trường thế giới và xuất khẩu getto," Isamu Kina phụ trách hãng Rich Green, nhà sản xuất chính sản phẩm "getto" tại địa phương hy vọng.

Giáo sư Tawada đang nuôi tham vọng rằng cây "thần kỳ" này không chỉ được sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp mà sẽ được sử dụng rộng rãi trong y học và những lĩnh vực khác có giá trị gia tăng cao.

Giáo sư Tawada hy vọng nghiên cứu mới này của ông sẽ tạo "cú hích" cho nền kinh tế của quần đảo Okinawa.

Theo Vietnam+

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.