Xử lý thế nào thanh niên đi xe máy đâm CSGT hất văng lên không trung?

GD&TĐ - Thông tin từ CAH An Lão (Hải Phòng), vào thời điểm trên, tổ tuần tra kiểm soát thuộc Đội ĐSGTTT làm nhiệm vụ ở khu vực chợ Thái (xã Mỹ Đức, huyện An Lão) phát hiện một nam thanh niên đi xe máy hiệu Airblade màu đen không đội mũ bảo hiểm, chạy xe với tốc độ cao.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp thăm hỏi và động viên gia đình anh Quý.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp thăm hỏi và động viên gia đình anh Quý.

Do đó, Thượng úy Nguyễn Trọng Quý - cán bộ Đội CSGTTT đã ra tín hiệu dừng xe để kiểm tra. Tuy vậy, đối tượng này không những không chấp hành hiệu lệnh mà còn tăng ga tông thẳng vào người Thượng úy Quý.

Cú tông mạnh khiến Thượng úy Quý bị hất văng lên không trung, rồi rơi xuống đất. Nam thanh niên điều khiển xe (được xác định là Đỗ Văn Thắng, 16 tuổi, ở xã Thái Sơn, huyện An Lão) bị thương nhẹ, đang bị công an xử lý.

Thượng úy Nguyễn Trọng Quý được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng chấn thương (chấn thương sọ não, cổ tay, trật khớp khuỷu tay).

Hiện, cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra xử lý vụ việc.

Trao đổi với PV, Luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Anh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) nhận định, hành vi của thanh niên điều khiển xe mô tô là nguồn nguy hiểm cao độ, chạy với tốc độ cao, không chấp hành tín hiệu dừng xe của đồng chí CSGT là hành vi nguy hiểm đến tính mạng người thi hành công vụ.

Trong trường hợp này, hành vi của Thanh niên được xác định tuy không mong muốn tước đoạt tính mạng người khác nhưng đã có ý thức bỏ mặc hậu quả xảy ra khi điều khiển xe mô tô đâm xe mô tô vào đồng chí CSGT.

Theo LS Nguyễn Anh Thơm, lỗi của thanh niên điều khiển xe mô tô đâm vào đồng chí CSGT trong trường hợp này được xác định là Lỗi cố ý gián tiếp quy định tại khoản 2 Điều 10 BLHS "Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra".

Như vậy, hậu quả xảy ra đến đâu thì người điều khiển phương tiện sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng về hậu quả đến đó. Nếu gây hậu quả chết người thì thanh niên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Giết người theo Điều 123 BLHS.

"Cho đến thời điểm này, theo thông báo, tính mạng đồng chí CSGT được đảm bảo. Như vậy có đủ căn cứ xác định hành vi của thanh niên điều khiển xe mô tô có dấu hiệu phạm tội Cố ý gây thương tích. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 134 BLHS.

Tỷ lệ thương tích của đồng chí CSGT càng cao thì thanh niên này phải chịu hình phạt tương ứng tăng nặng theo định khoản của Điều 134 BLHS...", LS Nguyễn Anh Thơm thông tin. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.