KCN Phú Tân Bình Dương: Hơn một thập kỷ hoang hóa đã về tay Kim Oanh Group như thế nào?

KCN Phú Tân Bình Dương: Hơn một thập kỷ hoang hóa đã về tay Kim Oanh Group như thế nào?

Nhiều đời chủ đầu tư dự án vẫn bỏ hoang

Năm 2003, UBND tỉnh Bình Dương chủ trương thành lập Khu liên hợp công nghiệp dịch vụ đô thị Bình Dương, thuộc khu vực phát triển phía đông - bắc TP.Thủ Dầu Một, với mục tiêu đưa nơi đây trở thành trung tâm hành chính, kinh tế và công nghiệp của tỉnh.

Theo đề án được duyệt, khu liên hợp này rộng 4.196,8 héc-ta, phân thành 5 phân khu chức năng, gồm 1.573,4 héc-ta đất KCN tập trung, trong đó có KCN Phú Tân rộng 133 héc-ta.

Năm 2006, sau khi được giao đất, Công ty Phú Gia đầu tư xây dựng một số hạng mục công trình, với tổng trị giá gần 161,5 tỷ đồng và có văn bản gửi UBND tỉnh xin chuyển nhượng toàn bộ dự án do khó khăn về tài chính.

Với đề xuất này, UBND tỉnh ra văn bản chấp thuận cho Công ty Phú Gia chuyển nhượng dự án cho Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp TPHCM (Imexco). Ngày 15/2/2007, hai công ty ký hợp đồng chuyển nhượng dự án, với giá gần 25 triệu USD (khoảng 500 tỷ đồng thời điểm đó).

Ngày 23/5/2011, Imexco lại chuyển nhượng KCN này cho Công ty TNHH Thương mại dịch vụ kinh doanh địa ốc Việt (R.E.M.A.X) ở Q5 (TPHCM).

Đến ngày 17/1/2014, Công ty R.E.M.A.X “sang tay” KCN trên cho Công ty TNHH Đầu tư xây dựng công nghiệp Nam Kim (địa chỉ tại P.Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một), với giá trị hợp đồng là 570 tỷ đồng.

KCN Phú Tân về tay Công ty Nam Kim với giá 570 tỷ đồng

KCN Phú Tân về tay Công ty Nam Kim với giá 570 tỷ đồng

Đến tháng 2/2018, Kim Oanh Group tiến hành mua thành công Công ty Nam Kim, với thời hạn sử dụng đất đến năm 2056 (đất thuê 50 năm). Như vậy, trước khi về tay Kim Oanh Group, ít nhất dự án KCN Phú Tân đã chuyển nhượng qua ba chủ đầu tư khác với giá trị chuyển nhượng hơn 500 tỷ đồng.

Được biết, Công ty Nam Kim được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3702194577, đăng ký lần đầu vào ngày 15/6/2013 tại Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Dương. Gần đây nhất, công ty này thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ 8 vào ngày 10/5/2019. Vốn điều lệ của Công ty Nam Kim được nâng lên 338 tỷ đồng. Người đại diện theo pháp luật là bà Nguyễn Thị Nhung (SN 1992), bà Nguyễn Thị Nhung là con gái của bà chủ của Kim Oanh Group.

Như vậy, qua hơn chục năm để hoang hóa, KCN Phú Tân đã “về tay” Kim Oanh Group thông qua việc thâu tóm Công ty Nam Kim.

Sau điều chỉnh, KCN Phú Tân chưa đủ điều kiện pháp lý?

Tuy việc chuyển nhượng đại dự án KCN Phú Tân  diễn ra hết sức sôi động với giá trị chuyển nhượng lên đến hàng trăm tỷ đồng, nhưng thực trạng tại KCN này lại rất vắng vẻ. Hiện tại KCN này chỉ có 2 nhà máy đang hoạt động là Công ty TNHH Ka Shen và Công ty TNHH Sunjin Vina. Hai doanh nghiệp này thuê đất với tổng diện tích khoảng 17 héc-ta, phần diện tích lớn còn lại vẫn để trống.

Có lẽ chính vì lý do đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công văn số 173 ngày 28/1/2016 về điều chỉnh các KCN Bình Dương đến năm 2020. Theo đó,  KCN Phú Tân được điều chỉnh giảm quy mô từ 133 héc-ta xuống còn 107 héc-ta. Quỹ đất tách ra từ KCN Phú Tân là 266.968,7m2 được xác định sử dụng vào mục đích phát triển đô thị, sau này được chủ đầu tư đặt tên là Khu đô thị dịch vụ Hòa Phú.

Đến ngày 29/11/2019, Bộ Tài chính có văn bản trả lời BQL các KCN tỉnh Bình Dương về việc điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án KCN Phú Tân. Theo đó, thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư căn cứ vào Điểm g, Khoản 1, Điều 31 và Khoản 4, Điều 40 Luật Đất đai năm 2013, dự án thuộc quyền quyết định và quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư của Thủ tướng.

Theo văn bản trên, UBND tỉnh Bình Dương có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành có liên quan, chỉ đạo nhà đầu tư hoàn chỉnh nội dung hồ sơ đầu tư dự án để trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Như vậy, những quyết định liên quan đến dự án KCN Phú Tân phải được Thủ tướng phê duyệt thì mới được thực hiện.

Pháp lý chưa rõ ràng, hiệu quả kinh doanh KCN rất thấp nhưng từ khi về tay Kim Oanh Group, một loạt vấn đề nảy sinh gây bức xúc, cụ thể như những dấu hiệu “bất thường” trong việc huy động vốn, và cả việc thế chấp dự án vay Ngân hàng.

Bài tiếp: KCN Phú Tân Bình Dương: Dấu hiệu huy động vốn trái phép

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.