Pháp luật quy định thế nào về đăng ký kết hôn?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Đám cưới là sự kiện trọng đại trong cuộc đời của mỗi người thế nhưng, để xác lập quan hệ hôn nhân, hai người còn phải đăng ký kết hôn

Pháp luật không yêu cầu phải đăng ký kết hôn trước khi cưới (Ảnh minh họa)
Pháp luật không yêu cầu phải đăng ký kết hôn trước khi cưới (Ảnh minh họa)

Vậy, pháp luật quy định thế nào về việc đăng ký kết hôn khi làm cưới?

Điều 8, Điều 9 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện như: Nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; Hai bên không bị mất năng lực hành vi dân sự. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định…

Từ quy định trên có thể thấy, pháp luật hiện hành không yêu cầu phải đăng ký kết hôn trước khi cưới, cũng như không quy định sau cưới bao lâu phải làm thủ tục đăng ký kết hôn. Do đó, nếu sau khi cưới, vợ chồng chậm làm thủ tục hoặc không làm thủ tục đăng ký kết hôn cũng không bị phạt.

Tuy nhiên, thực tế, vợ chồng nên đăng ký kết hôn sớm trước khi sinh con. Bởi theo yêu cầu của Nghị định 123/2015/NĐ-CP, khi làm giấy khai sinh cho con, cha mẹ phải xuất trình Giấy đăng ký kết hôn.

Cưới nhưng không đăng ký, hôn nhân không được thừa nhận

Khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Việc kết hôn không đăng ký theo quy định thì không có giá trị pháp lý. Điều này có nghĩa là, nếu nam nữ chỉ làm đám cưới và chung sống với nhau thì không hôn nhân không được pháp luật công nhận, không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ chồng.

Quan hệ tài sản trong trường hợp không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận. Nếu không có thỏa thuận, thì giải quyết theo Bộ luật Dân sự, nhưng vẫn phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người phụ nữ và của con.

Trong trường hợp không đăng ký kết hôn, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với con cái theo quy định của chương V Luật Hôn nhân và Gia đình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.
Minh họa/INT

Khai mở động lực tăng trưởng mới

GD&TĐ - Về tổng thể, kết thúc quý I/2024, kinh tế Việt Nam được đánh giá là có nhiều điểm sáng nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn.