Một lực lượng đặc nhiệm trên biển bao gồm tàu Pháp, Anh cùng máy bay hải quân sẽ tới Biển Đông vào tuần sau – Bộ trưởng Lực lượng vũ trang Pháp Florence Parley mới cho biết. Lực lượng này sẽ đi vào “một số khu vực nhất định” nơi lực lượng hải quân phát triển nhanh nhất thế giới - Quân đội hải quân Giải phóng nhân dân – dự kiến sẽ hiện diện.
“Tại một thời điểm nào đó, có tiếng nói nghiêm khắc vào máy radio và nói rằng chúng tôi phải đi khỏi ‘vùng biển chủ quyền’. Nhưng chỉ huy của chúng tôi khi đó đã bình tĩnh đáp lại rằng ông ấy sẽ tiếp tục đi, bởi vì theo luật quốc tế, đây là những vùng biển quốc tế” – bà Parley nói vào cuối tuần qua.
Biển Đông là điểm gây chú ý với trị giá thương mại đường thủy lên tới hàng nghìn tỉ đô la mỗi năm và nơi đây có khả năng chứa các mỏ dầu khí chưa khai thác lớn. Một số quốc gia trong khu vực đã tuyên bố những hòn đảo và vùng biển là của mình.
Pháp không có xung đột về tuyên bố chủ quyền ở đây, bà Parley cho biết, nhưng có ý định góp phần vào một trật tự “dựa trên quy tắc” ở Biển Đông “trên một cơ sở thông thường với các đồng minh và bạn bè” – tờ South China Morning Post cho biết hôm qua (4/5).
Tuyên bố của bà Parley phù hợp với những nhận xét của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis – người đã đưa ra một sự phản đối mạnh mẽ đối với các hoạt động xây dựng của quân đội Trung Quốc tại Biển Đông vào tuần trước. “Mặc dù Trung Quốc tuyên bố điều ngược lại” – ông nói – “việc đặt những hệ thống vũ khí (trên đảo ở Biển Đông) là gắn với việc sử dụng quân sự nhằm mục đích đe dọa và ép buộc”.