Pháo phản lực hạng nặng M-1991 240 mm của Triều Tiên bắt đầu tham chiến

GD&TĐ - Quân đội Nga bắt đầu sử dụng pháo phản lực phóng loạt M-1991 của Triều Tiên trong cuộc chiến chống lại Ukraine.

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt M-1991 của Triều Tiên đang được Quân đội Nga sử dụng.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt M-1991 của Triều Tiên đang được Quân đội Nga sử dụng.

Đoạn phim về việc sử dụng pháo phản lực phóng loạt (MLRS) do Triều Tiên sản xuất đã được một quân nhân Nga quay lại và gửi cho nhà báo Yuri Butusov.

Để bảo vệ vũ khí, binh sĩ Nga đã lắp đặt hệ thống lưới bảo vệ chống máy bay không người lái phía trên nhằm hạn chế tác động của vụ tấn công nếu xảy ra.

Pháo phản lực M-1991 240 cỡ mm được Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) đưa vào sử dụng từ cuối những năm 1980, đây là phiên bản cải tiến của hệ thống M-1985.

Theo các nguồn mở, KPA hiện có khoảng 200 hệ thống M-1985 và M-1991. Chỉ số "1985" và "1991" được gán cho các hệ thống MLRS của Triều Tiên dựa trên nhận dạng ban đầu của Cơ quan tình báo Hoa Kỳ và không tương ứng với tên chính thức, định danh thực sự của chúng vẫn chưa được biết đến.

Lịch sử nghiên cứu chế tạo vũ khí trên bắt đầu chậm nhất là vào năm 1980 với việc sản xuất thủ công biến thể M-1985 đầu tiên gắn trên khung gầm xe tải hạng nặng, khi đó Bình Nhưỡng muốn có một tổ hợp MLRS tương tự Uragan 220 mm của Liên Xô.

Thông tin về đặc điểm của đạn rocket 240 mm do Triều Tiên chế tạo được biết đến thông qua dữ liệu về loại được sử dụng trong hệ thống tên lửa Fajr-3 do Iran sản xuất - đây là biến thể được cấp phép dựa trên M-1985.

Chiều dài của đạn MLRS M-1985 và M-1991 là 5,2 mét với tầm bắn tối đa khoảng 60 km, nhưng đến năm 2024, có thông tin cho rằng tầm bắn đã đạt tới 80 km.

Bệ phóng M-1991 chứa 22 tên lửa và ban đầu được lắp trên khung gầm xe tải CQ25290 của Trung Quốc, phương tiện này dựa trên thiết kế của Romania. Xe được thiết kế dành cho kíp lái gồm 2 người, đó là tài xế và chỉ huy.

Gần đây còn xuất hiện thông tin cho biết Nga đã nhận được 4 - 6 triệu quả đạn pháo của Triều Tiên trong 20 tháng qua, chúng chủ yếu đi qua đường biển và đường sắt.

Pháo phản lực phóng loạt M-1991 của Triều Tiên trong tay binh sĩ Nga.
Theo Militarnyi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều loại nồi, chảo trên thị trường không chỉ khó sử dụng mà còn độc hại. (Ảnh: ITN).

5 loại nồi, chảo không nên mua

GD&TĐ - Nhiều loại nồi, chảo trên thị trường không chỉ khó sử dụng mà còn độc hại. Vì vậy, chúng ta phải hết sức chú ý khi lựa chọn.