Phản ứng sau tiêm vắc-xin, nhìn nhận thế nào cho đúng?

Những phản ứng của trẻ sau tiêm vắc-xin mà các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin sau khi trẻ tiêm vắc-xin trong Chương trình Tiêm chủng là một trong những nguyên nhân khiến các bậc cha mẹ trì hoãn hoặc bỏ qua lịch tiêm vắc-xin cho con em mình.

Tiêm vắc-xin cho trẻ. Ảnh: Trần Minh
Tiêm vắc-xin cho trẻ. Ảnh: Trần Minh

Những phản ứng của trẻ sau tiêm vắc-xin mà các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin sau khi trẻ tiêm vắc-xin trong Chương trình Tiêm chủng là một trong những nguyên nhân khiến các bậc cha mẹ trì hoãn hoặc bỏ qua lịch tiêm vắc-xin cho con em mình.

Thậm chí còn gây hiểu lầm về chất lượng của vắc-xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR). Vậy, dưới góc độ khoa học nhìn nhận nguyên nhân của những phản ứng này như thế nào.

PV đã ghi lại ý kiến của GS.TS. Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương về vấn đề này.

Ngộ nhận

Thời gian gần đây nhiều bà mẹ e dè, lo ngại và chần chừ không muốn cho con mình đi tiêm chủng miễn phí mà thay vào đó là phụ thuộc, trông chờ vào nguồn vắc-xin tiêm chủng dịch vụ.

Nhiều phụ huynh có con nhỏ cho rằng việc tiêm phòng dịch vụ sẽ an toàn và hạn chế được các biến chứng hơn so với tiêm phòng miễn phí.

Do đó, mặc dù vắc-xin tiêm dịch vụ khan hiếm nhưng nhiều phụ huynh vẫn cố gắng chờ đợi mà không muốn đưa con đi tiêm chủng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia. Các bậc cha mẹ luôn có suy nghĩ đồ miễn phí sẽ có chất lượng kém hơn đồ mất tiền.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế đây hoàn toàn là một nhận định vô căn cứ. Chính những quyết định thiếu hiểu biết của các bậc cha mẹ có thể khiến trẻ có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm do chậm trễ trong việc tiêm vắc-xin phòng bệnh. GS.TS. Đặng Đức Anh cho biết, tháng 6/2015, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 39 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận đạt tiêu chuẩn cơ quan quản lý quốc gia về vắc-xin.

Trong tổng số 43 nước có sản xuất vắc-xin trên thế giới, theo chuyên gia WHO nhận định, với năng lực của Việt Nam về hệ thống quản lý chất lượng vắc-xin, đội ngũ nhà khoa học cùng với chiến lược đầu tư phát triển phù hợp.

Trong 20 đến 30 năm nữa, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia sản xuất vắc-xin nhiều nhất trên thế giới. Các bậc phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng vắc-xin được sản xuất ở trong nước với trình độ khoa học kỹ thuật ngành y dược của nước ta ngày càng được phát triển như hiện nay. Việc tiêm chủng đủ liều, đúng lịch là quyền lợi đối với sức khỏe của con em chúng ta.

Phản ứng là việc bình thường

 GS.TS. Đặng Đức Anh

Theo GS.TS. Đặng Đức Anh, chúng ta đều biết khi tiêm vắc-xin, cơ thể có thể có những phản ứng đối với những kháng nguyên được đưa vào.

Về nguyên tắc, kháng nguyên là một trong những chất đưa vào cơ thể để tạo ra đáp ứng miễn dịch góp phần phòng bệnh cho các cá thể.

Ở đây chúng ta có thể coi vắc-xin cũng giống như một loại thuốc khi chúng ta sử dụng đều có những phản ứng ví dụ như chúng ta dùng kháng sinh cũng có phản ứng, chúng ta uống thuốc vào tùy theo cơ thể có những phản ứng khác nhau.

Đối với những phản ứng thường gặp khi chúng ta sử dụng vắc-xin có phản ứng tại chỗ đó là có thể có nốt đỏ hoặc đau ở những vết tiêm hay sốt nhẹ.

Đối với các loại vắc-xin, tỉ lệ phản ứng sau tiêm nhất định được các nhà sản xuất khuyến cáo thời gian gần đây trong Chương trình TCMR ở Việt Nam chúng ta cũng có gặp những phản ứng sau tiêm.

Đối với các trường hợp nặng có các hội chứng sẽ có hội đồng chuyên môn họp để đánh giá về nguyên nhân của phản ứng sau tiêm, một số trường hợp chúng tôi gặp những phản ứng sau tiêm gặp phải trong trường hợp trùng hợp ngẫu nhiên. Đối với những trẻ đang có bệnh lý mà chúng ta ít gặp.

Tuy nhiên, bệnh lý đó có thể xảy ra nặng hơn khi mà chúng ta tiêm vắc-xin ở thời điểm đó. Nguyên nhân khác chúng ta có thể gặp đó là phản ứng quá mẫn do cơ địa của cơ thể, bởi ở đây chúng ta khi tiêm chủng mở rộng thường xuyên có thể là một số lượng các cháu ví dụ như ở cùng địa bàn đó, cùng tới tiêm và cùng sử dụng lô vắc-xin đó.

Thậm chí là có thể sử dụng cùng một lọ vắc-xin. Và chỉ có một cháu có những phản ứng “quá mẫn”. Đó là một trường hợp tương đối ít gặp phải do cơ địa của cơ thể không phù hợp với kháng nguyên đó. Chúng ta có thể thấy rằng nhận thức của người dân trong TCMR là rất quan trọng.

Đặc biệt là đối với những phản ứng hoặc triệu chứng khi mà trẻ tiêm vắc-xin và chúng ta có thể thấy rằng một vấn đề đó là nhiều người dân có những nhận thức chưa đúng đắn về việc tiêm vắc-xin và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc bảo vệ bền vững những thành tựu của TCMR.

Do đó, việc chúng ta đưa con em đi tiêm chủng đúng liều, đủ liều và đúng lịch tiêm là hết sức quan trọng bởi chỉ khi chúng ta thực hiện được những việc như vậy mới đạt được những sự bảo vệ, phòng chống bệnh truyền nhiễm con em mình có thể gặp phải.

Hiện nay đã có gần 30 bệnh nhiễm khuẩn có thể dự phòng được bằng các vắc-xin. Ngoài tác dụng làm giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong, giúp trẻ em phát triển khỏe mạnh, thể chất và trí não bình thường, vắc-xin còn phòng tránh cho trẻ nhiều bệnh nguy hiểm khác. Chương trình TCMR đã góp phần rất lớn vào quá trình hoàn thành Mục tiêu thiên niên kỷ, giảm tỉ lệ trẻ em tử vong tại nước ta.
Theo Sức khỏe & Đời sống

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ