Phản ứng của Moscow nhằm ngăn NATO tăng cường lực lượng ở Bắc Cực

GD&TĐ - Theo một quan chức Bộ Ngoại giao Nga, việc mở rộng quân sự của NATO ở Bắc Cực làm suy yếu an ninh khu vực và dẫn tới việc đáp trả từ Moscow.

Quân nhân Nga tại Trung tâm huấn luyện phòng không quân sự số 726 trong buổi lễ bàn giao các đơn vị hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Bắc Cực Tor-M2DT ở Yeysk, Nga, ngày 29/11/2018. (Ảnh: Sputnik).
Quân nhân Nga tại Trung tâm huấn luyện phòng không quân sự số 726 trong buổi lễ bàn giao các đơn vị hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Bắc Cực Tor-M2DT ở Yeysk, Nga, ngày 29/11/2018. (Ảnh: Sputnik).

Trong một cuộc phỏng vấn với RIA Novosti công bố ngày 17/9, đại sứ Nga Nikolay Korchunov bày tỏ tiếc nuối về căng thẳng gia tăng ở Bắc Cực do điều mà ông gọi là 'chính sách thiếu xây dựng của Mỹ và đồng minh'.

Ông nói rằng, việc NATO thúc đẩy ủng hộ Phần Lan - quốc gia đã trở thành thành viên chính thức của liên minh - và Thụy Điển cho thấy, khối này ủng hộ “các kịch bản mạnh mẽ nhằm tăng cường an ninh của chính họ ở miền Bắc, gây bất lợi cho an ninh các nước khác…”.

Trong bối cảnh đó, Korchunov cảnh báo Moscow sẽ ứng phó với thách thức này bằng “một loạt các biện pháp cần thiết, bao gồm cả các biện pháp phòng ngừa”, có tính đến các mục tiêu nêu trong khái niệm chính sách đối ngoại và chiến lược Bắc Cực của Nga.

Đồng thời, nhà ngoại giao này báo hiệu Nga sẽ tiếp tục thúc đẩy sự tin cậy lẫn nhau ở vùng cực để hỗ trợ sự ổn định, hợp tác và đối thoại.

Đầu tuần này, Tổng thống Vladimir Putin đặt mục tiêu phát triển Bắc Cực cùng với Viễn Đông là ưu tiên chiến lược của Nga. Trước đây, ông lưu ý khu vực này có tầm quan trọng lớn với Nga về mặt quốc phòng và tài nguyên thiên nhiên.

Năm ngoái, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói, Nga đặt ra thách thức chiến lược đối với liên minh ở Bắc Cực, kêu gọi mở rộng hiện diện quân sự trong khu vực. Trong bối cảnh đó, Phần Lan và Thụy Điển đã nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 5/2022 trong bối cảnh xung đột Ukraine.

Trong khi Helsinki chính thức trở thành một phần của khối quân sự do Mỹ đứng đầu vào tháng 4, còn đơn đăng ký của Stockholm vẫn còn trong tình trạng lấp lửng.

Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary còn do dự phê chuẩn Thụy Điển gia nhập NATO do một số vấn đề còn tồn tại trong quan hệ song phương.

Trong khi đó, các quan chức Nga nhiều lần khẳng định, chính sách của Moscow ở vùng cực Bắc không gây ra mối đe dọa nào, đồng thời cảnh báo việc NATO “xâm nhập” vào khu vực sẽ chỉ dẫn đến căng thẳng leo thang.

Nga cũng cho biết, nước này luôn mong muốn hợp tác hòa bình trong khu vực. Tuy nhiên, Nga cũng sẵn sàng bảo vệ lợi ích và toàn vẹn lãnh thổ của mình nếu cần.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.