Phân tích định lượng các vấn đề kinh tế và xã hội trong môi trường số

GD&TĐ - Ngày 21/3 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Khoa học Quốc gia với chủ đề “Phân tích định lượng các vấn đề kinh tế và xã hội trong môi trường số - lần 3”.

Phân tích định lượng các vấn đề kinh tế và xã hội trong môi trường số.
Phân tích định lượng các vấn đề kinh tế và xã hội trong môi trường số.

Hội thảo do Học viện Chính sách và Phát triển, Trường Đại học Hà Nội và Trường Đại học Thương mại đã phối hợp tổ chức, với 1 phiên toàn thể và 3 phiên song song. Tham dự có các nhà khoa học, cán bộ giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên của Học viện Chính sách và Phát triển, Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Thương mại và nhà quản lý tại các tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực phân tích định lượng.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Trần Trọng Nguyên, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển cho biết: Tầm quan trọng của Hội thảo không chỉ ứng dụng trong giảng dạy mà còn thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học giữa giảng viên và sinh viên, tăng cường sự gắn kết giữa Nhà trường và doanh nghiệp nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt, các phương pháp nghiên cứu định lượng có thể áp dụng cho việc ban hành các chính sách, chiến lược, quy hoạch, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam.

Phiên toàn thể gồm 2 báo cáo của GS.TS Christine Thomas-Agnan, GS Toán học tại Đại học Toulouse 1 Capitole, Cộng hòa Pháp và bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Vụ trưởng Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia, Tổng cục Thống kê. Các tác giả đã trình bày nghiên cứu của mình về phân tích dữ liệu đa hợp trong một ứng dụng cụ thể với mô hình thống kê đánh giá mối quan hệ giữa đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ tại Pháp; Quá trình xây dựng hệ thống chỉ tiêu đo lường Kinh tế số và phương pháp đo lường Kinh tế số trong GDP, GRDP tại Việt Nam.

Các đại biểu trong và ngoài nước tham dự hội thảo.

Các đại biểu trong và ngoài nước tham dự hội thảo.

Phiên thảo luận song song thứ nhất do TS Đàm Thanh Tú, Học viện Chính sách và Phát triển làm chủ tọa đã luận các 3 vấn đề: Ứng dụng mô hình cảnh báo sớm trong dự báo khả năng khủng hoảng tiền tệ cho Việt Nam; Thể chế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế: nghiên cứu trường hợp Việt Nam giai đoạn 2010 – 2022; Các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng việc làm phi chính thức của lao động Việt Nam. Những phân tích định lượng các vấn đề kinh tế - xã hội có ý nghĩa lớn trong việc đưa ra các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển cho Việt Nam.

Phiên song song thứ hai do PGS.TS Đào Thị Thanh Bình, Trường Đại học Hà Nội làm chủ tọa với các báo cáo tham luận đi sâu về ứng dụng của phân tích định lượng tại các doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số và phát triển kinh tế số. Các tham luận đã làm rõ những ảnh hưởng của Môi trường – Xã hội – Quản trị (ESG) và thao túng lợi nhuận lên kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khối ASEAN; Cấu trúc hội đồng quản trị và mức độ chấp nhận rủi ro của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết tại Việt Nam...

Hội thảo chia ra làm việc tại các phiên.

Hội thảo chia ra làm việc tại các phiên.

Chủ tọa phiên song song thứ ba TS Vũ Thị Huyền Trang, Trường Đại học Thương mại với các báo cáo liên quan tới chủ đề “Phân tích, dự báo các vấn đề kinh tế - xã hội dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (big data)”. Các tham luận đi sâu nghiên cứu về ý định sử dụng blockchain trong hệ thống SCM tiếp cận theo UTAUT2; ứng dụng mô hình GARCH để phân tích tâm lý thị trường và tỷ suất sinh lời tiền mã hóa với những kết luận hết sức có ý nghĩa cho hành vi người tiêu dùng cũng như quyết định của các nhà đầu đối với các đồng tiền mã hóa.

Đặc biệt, tại phiên thảo luận này, ông Phạm Công Diễn – giám đốc dữ liệu của Công ty Insight Data đã trình bày về mô hình quản trị và phân tích dữ liệu lớn (big data) tại các ngân hàng thương mại, minh họa 3 trường hợp điển hình ở Việt Nam là MB Bank, Techcombank và VP Bank. Các case-study mà diễn giả Phạm Công Diễn sẽ giúp cho các đối tượng học viên của 3 trường đại học cảm thấy tự tin hơn về những kiến thức mình được đào tạo để có thể hoàn toàn tiếp cận thực tế công việc khi tốt nghiệp.

Với 50 bài viết được lựa chọn đưa vào kỷ yếu hội thảo và 11 báo cáo đưa ra hội thảo được đánh giá là có giá trị về nội dung học thuật, đa dạng hóa các công cụ mô hình và có ý nghĩa thực tiễn. Các bài báo cáo cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu nhằm giúp các nhà khoa học phát triển những hướng nghiên cứu tiếp theo để làm rõ các vấn đề:

Nghiên cứu định lượng các vấn đề kinh tế - xã hội để đưa ra các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển cho Việt Nam; Nghiên cứu định lượng về quản trị kinh doanh, tài chính, kế toán, marketing, du lịch tại các doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số và phát triển kinh tế số; Phân tích, dự báo các vấn đề kinh tế - xã hội dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (big data).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.