Phân hội VietTESOL - góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở Việt Nam

GD&TĐ - Tối 11/7, tại Trường Đại học Ngoại Ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã diễn ra lễ công bố quyết định thành lập Phân hội Nghiên cứu và Giảng dạy tiếng Anh, gọi tắt là phân hội VietTESOL.

Lễ công bố quyết định thành lập Phân hội Nghiên cứu và Giảng dạy tiếng Anh được diễn ra vào tối 11/7
Lễ công bố quyết định thành lập Phân hội Nghiên cứu và Giảng dạy tiếng Anh được diễn ra vào tối 11/7

Phân hội VietTESOL trực thuộc Hội Ngôn ngữ học Việt Nam sẽ là một tổ chức xã hội nghề nghiệp gồm các hội viên là các giáo viên dạy tiếng Anh các cấp trên toàn quốc, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

Phân hội được xây dựng dựa trên nền tảng tri thức, chuyên môn đáng tin cậy về nghiên cứu và giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam, hoạt động chuyên nghiệp, tạo cơ hội cho hội viên học tập suốt đời và bảo đảm sự công bằng, đa dạng và hội nhập.

Thay mặt cho Ban Chấp hành phân hội VietTESOL, GS.TS Nguyễn Hòa - Phân hội trưởng đã cam kết cùng với 14 thành viên khác trong Ban Chấp hành lâm thời sẽ xây dựng và phát triển phân hội VietTESOL trở thành tổ chức đại diện cho những người nghiên cứu, giảng dạy tiếng Anh và các tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến dạy-học tiếng Anh toàn quốc.

Được biết, các thành viên Ban Chấp hành lâm thời của Phân hội VietTESOL là các nhà quản lý, chuyên gia, giảng viên từ 15 cơ sở đào tạo lớn tại ba miền của đất nước, đại diện cho các hội viên trong nước và ngoài nước trước khi có đủ số hội viên tối thiểu để tổ chức đại hội Phân hội, bầu ra ban chấp hành chính thức.

Theo GS. TS. Lê Quang Thiêm - Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, việc thành lập phân hội VietTESOL sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy-học tiếng Anh ở Việt Nam, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trao quà Tết cho học sinh nghèo ở Trường PTDTBT THCS Trung Lý (Mường Lát, Thanh Hóa).

Không để học sinh nào mất Tết

GD&TĐ - Chuẩn bị Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, giáo viên nhiều trường học vùng khó ở Thanh Hóa lại ngược xuôi lo Tết cho học trò.

Đường lên bản Kim mây mù giăng kín. Ảnh: Hồng Nhung.

Vùng biên mùa hoa nở

GD&TĐ - Những chiếc lá cuối Đông lác đác nằm nghiêng mình dưới gốc bàng.