Phải để cả xã hội có cái nhìn chính xác về bệnh tự kỷ

GD&TĐ - Câu nói vui mà hầu hết các chuyên gia về tâm lí học thường nhắc đến khi nói về bệnh tự kỷ trong thực trạng tâm lí học đường hiện nay. Vấn đề không hoàn toàn chỉ nằm ở một bên nào đó, nhưng tác hại của nó lại rất rõ ràng và nghiêm trọng, mà nếu không kịp thời có những phương án giải quyết, hậu quả của nó có thể rất khôn lường.

Phải để cả xã hội có cái nhìn chính xác về bệnh tự kỷ

Liệu có chữa được bệnh tự kỷ ?

Tự kỷ là tình trạng rối loạn hành vi thần kinh phức tạp gồm những suy giảm về tương tác xã hội, ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp, đi kèm với đó là những hành vi cứng nhắc, mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại. Do được biểu hiện bằng nhiều triệu chứng nên tình trạng này hiện nay được gọi với cái tên “Rối loạn phổ tự kỷ” (Autism Spectrum Disorder – ASD).

Tự kỷ bao gồm rất nhiều triệu chứng, hành vi và mức độ suy giảm, từ việc chỉ là một số khuyết tật gây ra những hạn chế trong cuộc sống hàng ngày cho đến các biểu hiện suy nhược nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế.

Hầu hết các tài liệu trên thế giới đều chỉ ra bệnh tự kỷ là hệ quả của những rối loạn rất phức tạp bên trong cấu trúc của gen và nhiễm sắc thể. Chính vì thế, việc can thiệp và điều trị là gần như không thể. Cách duy nhất vẫn đang được áp dụng và được cho là hiệu quả là các liệu pháp tâm lí, giáo dục đặc biệt để tăng nhận thức và khả năng giao tiếp của người mắc bệnh.

Theo một công bố mới nhất trên tạp chí Annals of Neurologics Clinical and Translational của Tiến sĩ Robert Naviaux và các cộng sự tại trường Y San Diego, quá trình nghiên cứu lâm sàng sản phẩm thuốc Suramin đang mang đến những dấu hiệu vô cùng tích cực trong việc điều trị bệnh tự kỷ. Nhưng từ giờ cho đến lúc loại thuốc này được hoàn thành nghiên cứu và sử dụng đại trà hẳn sẽ mất rất nhiều thời gian. Vì thế, có thể coi, khoa học thế giới hoàn toàn chưa thể chữa được bệnh tự kỷ.

“Bệnh tự kỷ” ở Việt Nam được chữa như thế nào?

Chính vì bệnh tự kỷ có những triệu chứng liên quan đến khả năng nhận thức và giao tiếp, thế nên nó dễ bị nhầm với tình trạng chậm nói, chậm phát triển hay một số bệnh khác như khuyết tật thính giác, hội chứng mất ngôn ngữ dạng động kinh…Thứ mà người ta vẫn nói có thể chữa khỏi hoàn toàn không phải bệnh tự kỷ.

Nguyên nhân ở đây là gì ?

Thứ nhất, nguyên nhân đến từ những hiểu biết sai lệch của cộng đồng nói chung về bệnh tự kỷ. Từ nguồn thông tin thiếu chính xác, cách tiếp cận nguồn thông tin chưa hợp lí cho đến sự thiếu quyết liệt của truyền thông, giáo dục về vấn đề này. Dẫn đến việc hầu hết bố mẹ chưa có những hiểu biết cần thiết dẫn đến việc đánh đồng những triệu chứng tâm lí của con thành bệnh tự kỷ.

Thứ hai, nguyên nhân đến từ việc lợi dụng tâm lí cả tin của bố mẹ từ các đơn vị kinh doanh với mục đích trục lợi. Họ dễ dàng biến một đứa nhỏ bình thường thành mắc bệnh tự kỷ rồi quảng cáo sẽ chữa khỏi với một mức giá không hề nhỏ. Họ dùng các liệu pháp về tâm lí, giải quyết vấn đề, để rồi chính các bậc phụ huynh lại cho rằng bệnh tự kỷ thật sự có thể chữa được.

Thứ ba, nguyên nhân gián tiếp đến từ sự phát triển của xã hội khiến cho bố mẹ dành quá nhiều thời gian cho công việc, không có thời gian quan tâm và để ý đến con. Việc một bạn nhỏ lớp 1 chậm đọc, một bạn học sinh ở tuổi dậy thì gặp những vấn đề về tâm lí, hoàn toàn có thể bị kết luận là mắc bệnh tự kỷ.

Bản thân chúng ta, sáng thức dậy cảm thấy người mệt mỏi và không muốn đi đâu, lên mạng đăng một dòng trạng thái kiểu như “ Cứ thể này chắc mình sắp tự kỷ mất rồi ”. Đơn giản chính những việc dùng từ ngữ chưa đúng, cũng phần nào dẫn đến những hiểu lầm về bệnh tự kỷ.

Hậu quả của vấn đề này là gì?

Những đứa trẻ bị nhầm mắc bệnh tự kỷ

Khi mà cả xã hội còn đang rất thiếu hiểu biết về bệnh tự kỷ, nhất là những khó khăn trong việc nhận thức và giao tiếp, những đứa trẻ bị cho là mắc bệnh tự kỷ sẽ gặp quá nhiều trở ngại trong việc hòa nhập với cộng đồng. Bản thân đã mắc phải những vấn đề nào đó về nhận thức, chúng sẽ không có những môi trường học tập tạo điều kiện cho chúng phát triển, khó khăn sẽ chồng chất khó khăn, hay đơn giản cái nhìn kỳ thị từ những người xung quanh hoàn toàn có thể “ giết chết ” tương lai một đứa trẻ.

Tôi đã từng chứng kiến một cô bé lớp 7 bị rối loạn sau khi bố mẹ ly hôn, và rồi cô bé ấy bị kết luận là mắc bệnh tự kỷ. Rồi dần dần những áp lực từ lớp học, những cái nhìn xa lánh từ bạn bè đã khiến cô bé ấy không dưới một lần quyết định tự tử. Trách nhiệm là ở đâu ?

Những gia đình có con bị nhầm mắc bệnh tự kỷ

Chi phí để chữa bệnh tự kỷ mà mấy trung tâm ở trên quảng cáo luôn ở mức rất cao, và hoàn toàn không khẳng định chắc chắn khỏi bệnh. Bỏ một số tiền không nhỏ mà không mang lại hiệu quả, rất nhiều gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn, rồi những mâu thuẫn cũng từ đó mà nảy sinh. Không ít gia đình đã tan vỡ sau khi con họ bị kết luận là mắc bệnh tự kỷ, dù có là nhầm hay là thật.

Việc kết luận nhầm về bệnh tự kỷ cũng có thể coi là một căn bệnh, một căn bệnh đang âm ỉ bên trong xã hội, giết chết nguồn nhân tài trẻ tuổi, gián tiếp gây ảnh hưởng rất lớn đến toàn xã hội.

Khi mà cả xã hội và đặc biệt là ngành giáo dục đang đẩy mạnh trong việc cải thiện các vấn đề liên quan đến tâm lí học đường trong trường học. Khi mà xã hội đang ngày càng phát triển thì các vấn đề về tâm lí học sinh lại xuất hiện càng nhiều và vô cùng phức tạp. Khi chúng ta chưa thể tạo được lòng tin cho học sinh và phụ huynh trong việc giải quyết tâm lí tại trường học thì bố mẹ buộc lòng phải tìm đến các trung tâm, phòng khám để cầu cứu, và những đứa trẻ bị kết luận nhầm là mắc bệnh tự kỷ sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn hơn nữa trong cuộc sống.

Để giải quyết vấn đề này, trách nhiệm không chỉ nằm ở bất kì ai. Tất cả chúng ta phải cùng chung tay, từ đội ngũ chuyên gia tâm lí, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và học sinh, các cấp ban ngành chức năng cho đến những đơn vị truyền thông… Trước hết là phải để cả xã hội có cái nhìn chính xác về bệnh tự kỷ, từ đó mới tránh khỏi việc vội vàng, tâm lí cả tin dẫn đến bị lừa, phải làm sao chúng ta sẽ không có chuyện những đứa trẻ bị kết luận nhầm là mắc bệnh tự kỷ.

Theo Tiếng nói giáo viên

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.