Phải có thói quen mang theo giấy tờ tùy thân

GD&TĐ - Vừa qua, báo chí phản về việc  hai cô gái hẹn một người bạn nam đi uống cà phê. Trong lúc họ đang ngồi tại đây thì công an phường Tam Bình bất ngờ kiểm tra hành chính quán cà phê này, đồng thời yêu cầu kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách. Do không đem theo Chứng minh nhân dân nên 02 cô gái bị mời về trụ sở công an phường làm việc. Sau đó, 2 cô bị đưa đến lưu giữ tại Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP HCM (quận Bình Thạnh). Hiện nay, công an phường Tam Bình đã xin lỗi 02 cô gái và thừa nhận đã có sai sót đối với vụ việc trên.

Bí thư và Trưởng công an phường Tam Bình xin lỗi và nhận thiếu sót trong vụ việc hai cô gái bị tạm giữ do không có CMND. (Theo Vnexpress)
Bí thư và Trưởng công an phường Tam Bình xin lỗi và nhận thiếu sót trong vụ việc hai cô gái bị tạm giữ do không có CMND. (Theo Vnexpress)

Hành động của công an phường Tam Bình đối với 02 cô gái nêu trên là vội vàng, không đúng quy trình, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của 02 cô gái và có thể phải bồi thường nếu 02 cô gái này khởi kiện. Đây là bài học kinh nghiệm không chỉ đối với công an phường Tam Bình mà còn với 02 cô gái nói riêng và người dân nói chung.

Có một thực trạng hiện nay là một bộ phận người dân (từ đủ 14 tuổi trở lên) khi đi khỏi nơi cư trú thường không mang theo giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân) cho nên thường gặp phải những rắc rối phát sinh.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 7 Nghị định 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/02/1999 về Chứng minh nhân dân thì:  “Công dân được sử dụng Chứng minh nhân dân của mình làm chứng nhận nhân thân và phải mang theo khi đi lại, giao dịch; xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát…”. Trường hợp không xuất trình Chứng minh nhân dân khi người có thẩm quyền yêu cầu thì bị xử phạt từ 100.000 - 200.000 đồng theo quy định Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Nếu không xuất trình giấy tờ tùy thân thì ngoài bị xử lý vi phạm hành chính thì người đó còn bị người thẩm quyền tạm giữ hành chính để tiến hành kiểm tra, xác minh về nhân thân.

Bên cạnh đó, trong trường hợp nếu không may xảy ra tai nạn nhưng người bị tai nạn không mang theo giấy tờ tùy thân thì người đó sẽ không kịp thời được cứu chữa, chăm sóc hoặc không được hưởng chế độ bảo hiểm y tế nếu người thân không kịp thời làm các thủ tục theo quy định.

Mặc khác, việc không mang giấy tờ tùy thân khi đi khỏi nơi cư trú sẽ gây trở ngại trong việc tham gia các giao dịch hàng ngày như giao dịch với ngân hàng, bưu điện hoặc đăng ký sự dụng các dịch vụ viễn thông, mua bán hàng hóa…

Ý nghĩa là thế, nhưng không phải người dân nào cũng nhận thức được việc này, nhiều người có giấy tờ tùy thân đã hết hạn sử dụng nhưng không đề nghị cấp đổi, mất nhưng không đề nghị cấp lại… dẫn đến hạn chế tham gia vào một số giao dịch dân sự, không thể được bằng lái xe, không thể đi xa nơi cư trú của mình…

Từ sự việc nêu trên, cũng như những rắc rối phát sinh do không mang theo giấy tờ tùy thân khi đi khỏi nơi cư trú, do đó, các cấp chính quyền cần phải tuyên truyền, giáo dục người dân; đồng thời người dân phải chủ động đi làm giấy tờ tùy thân và thường xuyên mang theo bên mình nếu đi khỏi nơi cứ trú, đây là cách mà người dân tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước những mối quan hệ pháp lý có thể xảy ra.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.