Phá án đêm giao thừa: Dùng súng B40 tiêu diệt băng "phỉ sống nước"

Chỉ khi hai quả B40 chống tăng xé gió lao đi, băng cướp khét tiếng đất Cảng Ngũ hổ rặng ổi bị xóa sổ.

Ngày băng cướp tàn bạo nhất đất Cảng bị tiêu diệt đã được báo trước.
Ngày băng cướp tàn bạo nhất đất Cảng bị tiêu diệt đã được báo trước.

Sau vụ sát hại 5 chiến sĩ Công an, băng Ngũ hổ rặng ổi bị Công an truy sát gắt gao, chúng lui vào nằm im. Nhưng đầu năm 1984, Ngũ hổ rặng ổi đột nhiên hoạt động mạnh mẽ và phương thức càng trở lên tàn bạo hơn.

Chúng vác súng AK đi gõ cửa từng nhà vơ vét tài sản. Gia đình nào chống lại, chúng sát hại không thương tiếc. Trước tình thế cấp bách, Ban chuyên án của Cục Cảnh sát Hình sự nhận định bọn chúng đang gom tiền bạc một cách liều lĩnh và manh động để trốn ra nước ngoài.

Cả Ban chuyên án đặt quyết tâm phải tóm chúng bằng mọi giá. Bởi nếu chúng ra nước ngoài trót lọt, thì xương máu 5 cán bộ chiến sĩ Công an và rất nhiều máu, nước mắt của người vô tội đổ xuống một cách vô ích.

Thời cơ đã đến, nắm được thông tin, đêm giao thừa năm 1984, Phạm Văn Động sẽ về nhà thắp hương cho tổ tiên. Một tổ lính đặc công được tăng cường cùng với các trinh sát Công an được điều động về làng Kinh Triều, bày binh bố trận đón lõng.

Nhận định, rất có thể Động sẽ dùng súng và lựu đạn chống trả, Ban chuyên án bố trí cả B40 để quyết tiêu diệt chúng.

Tại thời khắc giao thừa, ba tên Động, Đông và Tú về làng. Lường trước sẽ bị lực lượng Công an mật phục, Động cùng đồng đảng của mình án binh bất động trên cánh đồng nhiều tiếng đồng hồ. Sau đó, chỉ có Động xuất đầu lộ diện, tiến về làng.

Khi Động rơi vào ổ phục kích, các đơn vị chiếu đèn pin yêu cầu hắn đầu hàng. Tuy nhiên, lời kêu gọi chưa kịp phát ra, hắn đã rút súng chống trả. Một tiếng nổ ngọt đượm phát ra kết liễu tên ác ôn này.

Nhóm đồng đảng thấy động, vội vàng tìm đường thoát thân. Chúng nhảy lên một chiếc xe tải, uy hiếp lái xe chở ra tận Hạ Long. Rồi cướp thuyền của một ngư dân để trốn ra vịnh Hạ Long.

Hai ngày lênh đênh trên biển, chúng cưỡng ép chủ thuyền nấu nướng phục vụ, sau đó sử dụng chiếc thuyền đó đột nhập các con tàu tiến hành cướp bóc trên biển. Mục đích gom đủ tiền để vượt biên sang Hồng Kông.

Lường trước được âm mưu này, lực lượng Công an đã bố trí khép chặt vòng vây, ngày đêm quần thảo mọi con đường trên biển. Gần như, một con kiến cũng khó thoát khỏi sự bủa vây của lực lượng trong Ban chuyên án. Biết được điều này, chúng lần mò quay lại quay về đại bản doanh của chúng tại bãi sú vẹt dọc sông Bạch Đằng.

Để đánh lạc hướng lực lượng truy bắt, chúng giả vờ đang trốn trong đại bản doanh, thực chất đã rời đến nhà tên Tú ở huyện Yên Hưng. Nhưng tất cả di biến của chúng đã nằm trong tầm kiểm soát.

Phá án đêm giao thừa: Dùng súng B40 tiêu diệt băng

Khi băng cướp bị tiêu diệt, bình yên đã trở lại với vùng đất Thủy Nguyên, nơi có con sống Bạch Đằng hùng vĩ.

Các trinh sát từ nhiều mũi đã áp sát nhà của Tú. Tại đây, một cuộc đấu súng giữa những “con thú” trên đường trốn chạy và lực lượng truy bắt diễn ra. Một tên trong nhóm bị dính đạn, máu loang lổ khắp căn nhà. Lần theo dấu máu, các trinh sát theo đến một túp lều của người trông coi ao cá ngoài cánh đồng.

Nhận định chắc chắn bọn chúng đang lẩn trốn bên trong, các trinh sát đã bắc loa gọi chúng đầu hàng để hưởng khoan hồng. Tuy nhiên, đáp lại lời kêu gọi là những loạt đạn liên thanh, lạnh lẽo vọt ra từ phía căn lều trống.

Biết rằng bọn chúng sẽ cố thủ đến chết, nên ban chuyên án quyết định nổ súng tiêu diệt chúng. Hai quả B40 chống tăng xé gió, rít lên rồi hạ cánh trúng căn lều. Căn lều bằng gianh bốc cháy ngùn ngụt. Đạn súng và lựu đạn cùng 2 tên cướp bị ngọn lửa thiêu cháy đen.

Những thủ lĩnh của băng “ngũ hổ rặng ổi” lần lượt bị xóa sổ. Đám đàn em tan tác, kẻ bị bắt, đứa bị lực lượng truy bắt tiêu diệt. Bình yên đã được trả về với vùng đất Thủy Nguyên (Hải Phòng), dọc 2 con sông Bạch Đằng, sông Cấm và cảng Đình Vũ.

Theo nguoiduatin.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các hoạt động chứa đựng văn hóa dân gian sẽ giúp trẻ thấm nhuần hơn tinh thần yêu nước. Ảnh minh họa: ITN.

Cùng con gìn giữ giá trị truyền thống - Khơi dậy cảm xúc

GD&TĐ - Giáo dục lịch sử và lòng yêu nước cho trẻ được coi là nhiệm vụ cấp thiết không chỉ để bảo tồn giá trị truyền thống, mà còn chuẩn bị hành trang cho thế hệ trẻ trong việc xây dựng nhân cách, nâng cao ý thức trách nhiệm với Tổ quốc.