PA’NANH - Biểu tượng sức mạnh của người Cơ Tu

GD&TĐ - Pa’nanh (ná) là vật dụng không thể thiếu của người Cơ Tu. Ná đồng hành với người dân trong đời sống hàng ngày đến chống giặc ngoại xâm để giữ làng, giữ nước.

PA’NANH - Biểu tượng sức mạnh của người Cơ Tu

Già làng Bhnuoch Bảo (87 tuổi), trú tại thôn Bhờ Hôồng 1, xã Sông Kôn (Đông Giang, Quảng Nam) cho hay: Người Cơ Tu quan niệm, bất kỳ đàn ông nào trong làng không biết sử dụng ná thì coi như chưa trưởng thành. Ngoài công việc làm rẫy, săn thú rừng thì chiếc ná là vũ khí lợi hại của những người đàn ông Cơ Tu để giữ đất, giữ làng, chống giặc ngoại xâm.

Pa’nanh của người Cơ Tu thường có hai loại, phân biệt dựa theo chiều dài của cánh. Cũng dựa vào đó mà sẽ có mũi tên thích hợp cho từng loại. Thân ná được làm gỗ cứng như: Rọi, cẩm lai. Cánh ná thì sử dụng các loại gỗ có tính đàn hồi như gỗ cau.

Ngày xưa, để làm một cây ná phải mất hàng tháng. Phải vào rừng tìm cây, rồi đánh dấu lại, đến một thời gian nhất định trong tháng mới đến đốn, vì khi đó chất gỗ sẽ săn chắc hơn tại có mùa gỗ bị mọt ăn, gẩy. Gỗ sau khi đốn được đem về đẵn ra thành từng bộ phận riêng biệt, rồi dùng một con dao mác nhỏ bằng ngón tay đẽo kỹ lại, công đoạn này phải mất ít nhất cả tháng.

Ông Bríu Thiện (59 tuổi, con của Bríu Cơ Tí"r) tự hào: Chiếc nỏ này theo cha tôi những ngày dài đi săn. Nó mang không biết bao nhiêu con heo rừng, mãnh thú về cho dân làng cùng ăn. Bí quyết chế tạo, sử dụng pa’nanh, cha tôi truyền lại cho chúng tôi hết. Nhưng riêng về công thức chế những mũi tên tẩm kịch độc Ch’pơơr thì ông nhất quyết giữ kín, chỉ để lại bó tên 50 mũi tên đã tẩm sẵn chất kịch độc thôi.

Ngày nay, đồng bào Cơ Tu dù đã có cuộc sống khấm khá hơn, nhưng chiếc ná vẫn là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của đồng bào nơi đây. Không chỉ là một vật dụng hết sức thiêng liêng, tượng trưng cho khả năng chinh phục thiên nhiên và sức mạnh của người đàn ông Cơ Tu. Chiếc pa’nanh lưu giữ nhiều giá trị tinh thần của người Cơ Tu nên được các lão làng vẫn miệt mài chế tạo ra nhằm phục vụ nhu cầu săn bắn và truyền lại cách chế tạo cho các thê hệ mai sau.

Nơi đây từng được mệnh danh là “làng xạ thủ” bởi làng lưu giữ truyền thuyết về tài nghệ bắn cung và sản sinh ra những xạ thủ trứ danh. Để giữ gìn truyền thống, hàng năm, đồng bào Cơ Tu thường tổ chức các lễ hội ăn mừng lúa mới, tổ chức khánh thành Gươl mới của làng... qua đó thường lồng các hoạt động như thi bắn ná, thi chế tác ná để con cháu về sau hiểu hơn về nét văn hóa này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện tranh là một thể loại văn học mạnh mẽ và hữu ích để phát triển khả năng hiểu cũng như phân tích văn học của học sinh. (Ảnh: ITN).

Trẻ đọc truyện tranh có tốt không?

GD&TĐ - Truyện tranh có một sức hấp dẫn khó cưỡng đối với trẻ em lẫn người lớn. Ngoài việc mang lại tiếng cười sảng khoái, giải tỏa căng thẳng...