Ông Trump không thể mua Greenland?

GD&TĐ - Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không thể mua nổi Greenland vì giá quá cao và kế hoạch sẽ không được Thượng viện thông qua.

Con trai cả của ông Trump là Donald Trump Jr (bên trái) thăm Greenland hồi hôm 7 tháng 1.
Con trai cả của ông Trump là Donald Trump Jr (bên trái) thăm Greenland hồi hôm 7 tháng 1.

Không thể thực hiện mua bán

Hãng Bloomberg dẫn quan điểm của các giáo sư luật Joseph Blocker và Mitu Gulati cho biết, pháp lý quốc tế cho phép Mỹ có thể mua lại Greenland, tuy nhiên mức giá phải trả sẽ rất cao.

Trong trường hợp Chính phủ Mỹ trao cho mỗi người trong số 57.000 cư dân Greenland 1 triệu USD và cái gọi là "tấm thẻ vàng" để đổi lấy việc họ bỏ phiếu tán thành gia nhập Mỹ, thì chi phí cho dự án này sẽ lên tới hàng nghìn tỷ USD.

Theo quan điểm của các giáo sư Blocker và Gulati, Quốc hội Mỹ chắc hẳn sẽ không bao giờ chấp thuận khoản chi tiêu như vậy, vì điều đó sẽ dẫn đến việc bắt buộc phải tăng thuế hoặc đi vay.

"Một vụ mua bán này gần như là điều không thể, ngay cả vì lý do tài chính", hãng thông tấn cho biết.

Theo các giáo sư, Tổng thống Trump không cố gắng mua Greenland mà muốn kiểm soát nó thông qua loại hình chuyển nhượng tài sản. Có lưu ý rằng đây là phương pháp ưa thích của Tổng thống Mỹ đương nhiệm trong vai trò nhà phát triển của ông.

Ngoài ra, như các chuyên gia Blocker và Gulati lập luận, những tuyên bố thường xuyên của các nhà lãnh đạo Greenland rằng hòn đảo này không thuộc về bất kỳ ai và người dân tự quyết định tương lai của mình.

Theo quan điểm của các giáo sư, điều đó chỉ có nghĩa là các điều kiện của quá trình "chuyển đổi", bao gồm cả vấn đề mức giá, sẽ do cư dân Greenland quyết định. Ở đây bao hàm sự khác biệt giữa giao kèo này với các phi vụ chuyển nhượng tài sản thông thường, trong đó giá cả do Nhà nước phân định.

Hồi cuối tháng 2, Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ sớm bắt đầu cấp cái gọi là "tấm thẻ vàng" trị giá 5 triệu USD như hình thức nhận quy chế thường trú.

Vào tháng 3, ông Trump tuyên bố rằng "bằng cách này hay cách khác" Greenland sẽ thuộc sự kiểm soát của Mỹ và hứa sẽ cấp cho cư dân trên đảo sự giàu có nếu họ đồng ý gia nhập Mỹ.

Greenland cho đến năm 1953 là thuộc địa của Đan Mạch. Nơi này vẫn là một phần của vương quốc, nhưng vào năm 2009, hòn đảo đã giành được quyền tự trị với khả năng tự quản và độc lập lựa chọn chính sách nội địa của riêng mình.

Lựa chọn cho Greenland

Đảng đối lập của Greenland, Demokraatit, ủng hộ cách tiếp cận dần dần hướng tới độc lập đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi giữa tháng 3. Bloomberg đã nêu ra ba con đường tiềm năng cho Greenland sau khi Demokraatit giành chiến thắng.

Greenland giành được độc lập: Hòn đảo này có thể tồn tại nhờ vào nguồn tài nguyên khổng lồ của mình, trong đó có các nguyên tố đất hiếm, lithium, dầu mỏ và nước ngọt. Tuy nhiên, những thách thức của nó bao gồm:

Dân số ít với chưa đến 60.000 người, Greenland không có đủ nhân lực để khai thác hết nguồn tài nguyên của mình. Cùng với đó là những khó khăn về tài chính.

Greenland phụ thuộc vào khoản trợ cấp hàng năm 600 triệu đô la của Đan Mạch, chiếm một nửa ngân sách của hòn đảo này. Greenland sẽ cần các thỏa thuận quân sự, đầu tư nước ngoài để đảm bảo tương lai.

Greenland vẫn thuộc Đan Mạch nhưng vẫn muốn giành độc lập: Người dân Greenland có thể gây sức ép để được đa dạng hóa kinh tế. Nền kinh tế của Greenland phụ thuộc rất nhiều vào đánh bắt cá, khiến nền kinh tế này dễ bị tổn thương và phụ thuộc rất nhiều vào trợ cấp của Đan Mạch.

Cùng với đa dạng về kinh tế là vấn đề về an ninh tài chính. Trong khi Greenland sở hữu các nguồn tài nguyên dưới lòng đất và cần phải có nguồn lực lớn để có thể khai thác, vì vậy nếu Đan Mạch cắt trợ cấp sẽ làm dấy lên mối lo ngại về sự ổn định tài chính lâu dài tại hòn đảo này.

Greenland gia nhập Mỹ: Mặc dù có 85% người dân Greenland phản đối, việc gia nhập Mỹ vẫn có thể thực hiện được vì Greenland có quyền tuyên bố độc lập thông qua trưng cầu dân ý:

'Một thỏa thuận tốt'? Ngay cả khi tuyên bố của ông Trump về việc trả 1 triệu đô la cho mỗi người dân đảo để mua Greenland được thực hiện, Mỹ vẫn có thể hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên và vị trí chiến lược của nó.

Tuy nhiên, Bloomberg cho rằng Tổng thống Trump có vẻ như có xu hướng chỉ đơn giản là "sáp nhập" nó. Tài nguyên khoáng sản và hydrocarbon của Greenland có thể biến nơi đây thành trung tâm đầu tư của Mỹ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quảng bá di sản thông qua TikTok, chương trình 'Nét đẹp Việt' mong muốn lan tỏa vẻ đẹp Việt Nam đến với cộng đồng trong và ngoài nước.

Công nghệ kết nối di sản Việt ra thế giới

GD&TĐ - Sáng kiến sử dụng công nghệ nền tảng TikTok để lan tỏa vẻ đẹp di sản đang được Quỹ Hỗ trợ Bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam hiện thực hóa thông qua chương trình “Nét đẹp Việt mùa 3: Chạm vào di sản”.

Minh họa/INT

Trên đỉnh Hải Vân

GD&TĐ - Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện một clip nói về chuyện đánh nhau trên đỉnh đèo Hải Vân giữa hai chủ quán.