Ông Putin phê chuẩn bộ phận hành chính-quân sự mới

GD&TĐ - Trong cơ cấu mới của Lực lượng Vũ trang Nga, 4 vùng Kherson, Zaporozhye, Donetsk, Lugansk được Moscow sáp nhập vào Quân khu phía nam.

Ông Putin phê chuẩn bộ phận hành chính-quân sự mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 26/02 đã ký sắc lệnh đặc biệt, phê chuẩn một bộ phận hành chính-quân sự mới của Nga, dựa trên thực tế lãnh thổ đã thay đổi.

Theo tài liệu, Quân khu phía Tây không còn tồn tại, thay vào đó là các quân khu Leningrad và Moscow được tái lập.

Theo Nghị định số 141 ngày 26/2 năm nay, lãnh thổ nước này được chia thành 5 quân khu: Moscow, Leningrad, Trung tâm, phía Đông và phía Nam. Trong đó, các khu vực mà Nga mới sáp nhập là Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporozhye sẽ là một phần Quân khu phía nam.

Theo đó, Quân khu phía Nam sẽ bao gồm Cộng hòa Adygea, Cộng hòa Dagestan, Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR), Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng (LPR), vùng Zaporozhye, vùng Kherson, Cộng hòa Ingushetia, Cộng hòa Kabardino-Balkaria, Cộng hòa Kalmykia, Cộng hòa Karachay-Circassia, Crimea, Cộng hòa Bắc Ossetia - Alania, Cộng hòa Chechnya, Vùng Krasnodar và Stavropol, Vùng Astrakhan, Volgograd, Rostov và thành phố Sevastopol.

Sau khi chia Quân khu phía Tây thành hai đơn vị hành chính-lãnh thổ, Quân khu Moscow gồm có: Belgorod, Bryansk, Vladimir, Voronezh, Ivanovo, Kaluga, Kostroma, Kursk, Lipetsk, Moscow, Nizhny Novgorod, Oryol, Ryazan, Smolensk, Tambov, Vùng Tver, Tula và Yaroslavl và thành phố Moscow.

Quân khu Leningrad bao gồm các khu vực phía tây bắc nước Nga từ biên giới với Phần Lan và Na Uy đến Khu tự trị Nenets, bao gồm: Cộng hòa Karelia, Cộng hòa Komi, các vùng Arkhangelsk, Vologda, Kaliningrad, Leningrad, Murmansk, Novgorod và Pskov, thành phố St. Petersburg và Khu tự trị Yamalo-Nenets.

Khu vực lãnh thổ chiến lược mà Bộ Tư lệnh Chiến lược Hỗn hợp Hạm đội phương Bắc đảm trách cũng được đưa vào Quân khu Leningrad, do tình hình địa-chính trị ở phía Tây Bắc Nga thay đổi sau khi Phần Lan gia nhập NATO, khiến Nga có thêm 1.272 km biên giới với Liên minh này.

Theo giới chuyên gia Nga nhận định, thực tế và kinh nghiệm mới có được trong quá trình huấn luyện quân sự đã có tác động quyết định đến những điều chỉnh mới trong việc phân định khu vực đảm trách, phân bổ quyền chỉ huy và kiểm soát chiến đấu của các Lực lượng vũ trang Nga.

Rõ ràng là lực lượng mặt đất đã được ưu tiên do chiều dài biên giới đất liền của Nga giáp với lãnh thổ liên minh NATO đã tăng lên đáng kể.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu hồi tháng 12/2022 cũng đã mô tả việc thành lập một “nhóm quân tương ứng ở phía tây bắc nước Nga” (Quân khu Leningrad) là “một phản ứng thích hợp” trước sự bành trướng không ngừng của Liên minh NATO do Mỹ đứng đầu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ