Ông Nguyễn Thiện Nhân đang giữ hai chức vụ quan trọng

Sau khi được Bộ Chính trị điều động giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM, ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị hiện giữ hai chức vụ, vừa là Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa là Bí thư Thành ủy TP.HCM.

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy TP.HCM. (Ảnh: P.V)
Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy TP.HCM. (Ảnh: P.V)

Theo các chuyên gia nghiên cứu chính trị, thông thường người đang giữ một chức vụ công tác nào đó sau khi được tổ chức điều động, phân công sang công tác mới thì chức vụ cũ sẽ được cho thôi.

Theo ông Đỗ Duy Thường – nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ), trường hợp một người đang là Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ mà được Đảng phân công làm công tác mới, Ủy ban T.Ư MTTQ VN nếu muốn cử người thay thế trước tiên phải xin ý kiến của Bộ Chính trị.

Khi Bộ Chính trị cho phép, Ủy ban T.Ư MTTQ VN sẽ tiến hành hiệp thương để giới thiệu người ra làm Chủ tịch. Theo quy trình, trước tiên là Đoàn Chủ tịch sẽ họp để xem xét việc Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ dự kiến nhân sự ra ứng cử. Khi Đoàn Chủ tịch nhất trí với dự kiến đó sẽ tiến hành họp Ủy ban T.Ư MTTQ, cơ quan này sẽ quyết định cử người ra làm Chủ tịch.

Tính đến nay, T.Ư MTTQ VN đã qua 8 kỳ đại hội. các Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ từ trước tới nay gồm: Ông Hoàng Quốc Việt (1905-1992), ông Huỳnh Tấn Phát (1913 -1989), ông Nguyễn Hữu Thọ (1910 -1996), ông Lê Quang Đạo (1921 -1999), ông Phạm Thế Duyệt, ông Huỳnh Đảm và ông Nguyễn Thiện Nhân.

Theo Luật MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ tham dự các kỳ họp Quốc hội, được mời tham dự các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Theo Dân Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình tượng rắn năm Ất Tỵ 2025 được họa sĩ vẽ theo biểu tượng vô cực.

Tranh 12 con giáp rộn ràng trên giấy dó

GD&TĐ - Bộ tranh 12 con giáp trên giấy dó truyền thống được họa sĩ thực hiện trong 12 năm, tạo thành một chuỗi tác phẩm thể hiện khái niệm về sự trường tồn và luân chuyển.