Ông Medvedev gửi hậu quả tới lực lượng giữ gìn hòa bình NATO

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev đã cảnh báo NATO về hậu quả của việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine.

(Ảnh: Global LookPress)
(Ảnh: Global LookPress)

Ngày 31/3, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết Liên minh châu Âu (EU) sắp thảo luận về vấn đề gửi quân gìn giữ hòa bình tới Ukraine.

Đồng thời, ông chỉ ra rằng phương Tây đang "do dự", giống như một năm trước, khi khả năng cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev được thảo luận.

Bình luận về thông tin trên, ông Medvedev cho rằng các quốc gia thuộc Liên minh Bắc Đại Tây Dương sẽ khơi mào một cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 nếu họ gửi lực lượng gìn giữ hòa bình dưới sự bảo trợ của NATO tới Ukraine mà không có sự đồng ý của Nga.

Theo ông Medvedev, ý định thực sự của những hành động như vậy là nhằm thiết lập một nền hòa bình ở tiền tuyến có lợi cho phương Tây.

"Rõ ràng là những người được gọi là lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO chỉ đơn giản là sẽ tham gia vào cuộc xung đột về phía kẻ thù của chúng tôi” – ông nói và cho biết nó sẽ đưa tình hình đến mức không thể quay đầu lại.

“Như vậy lực lượng gìn giữ hòa bình là kẻ thù trực tiếp của chúng tôi. Họ sẽ là mục tiêu hợp pháp của Lực lượng vũ trang Nga nếu họ được đưa lên tiền tuyến với vũ khí trong tay mà không có sự đồng ý của Moscow" - ông Medvedev viết trên kênh Telegram của mình.

Ông chỉ ra rằng vai trò của lực lượng gìn giữ hòa bình hoạt động dưới sự bảo trợ của NATO càng đáng nghi ngờ hơn khi các quốc gia trong liên minh này tiếp tục cung cấp cho Kiev vũ khí, xe tăng và các thiết bị quân sự khác bằng tất cả sức mạnh của họ.

Bên cạnh đó, họ còn gửi những huấn luyện viên và lính đánh thuê đến Ukraine hàng ngày.

Cựu Tổng thống Nga nhắc lại về cái kết từng diễn ra qua lịch sử các hoạt động do Hoa Kỳ và đồng minh tiến hành ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới như Nam Tư, Iraq, Afghanistan…

Cùng ngày, người phát ngôn của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho rằng cuộc thảo luận về việc cử lực lượng gìn giữ hòa bình của EU tới Ukraine tiềm ẩn nguy hiểm. Ông lưu ý các lực lượng như vậy trên thực tế phải được sử dụng với sự đồng ý của cả hai bên.

Trước đó, ngày 5/3, Chủ tịch Quốc hội Hungary László Kever cho biết, các nước NATO và EU có thể được coi là những bên tham gia đầy đủ vào cuộc xung đột Ukraine, khi họ cung cấp vũ khí cho Kiev.

Đồng thời, ông nhấn mạnh Liên minh Bắc Đại Tây Dương và Liên minh châu Âu không chiến đấu trực tiếp về phía Ukraine.

Ngày 24/2/2022, Nga tuyên bố bắt đầu chiến dịch đặc biệt để bảo vệ Donbass - nơi cư dân từ chối công nhận kết quả của cuộc đảo chính năm 2014 ở Ukraine.

Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh tình hình trong khu vực trở nên trầm trọng hơn, được cho là do các cuộc pháo kích của quân đội Ukraine.

Theo IZ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang trở nên phức tạp hơn thể hiện qua số lượng đáng báo động là 13.900 vụ tấn công mạng được ghi nhận vào năm 2023.

'Giải mã' mục tiêu của mã độc Ransomware

GD&TĐ - Ransomware là một loại virus được mã hóa có nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu; cứ 11 giây, một tổ chức là mục tiêu của mã độc Ransomware.