Sinh viên Harvard chưa bao giờ tốt nghiệp này đã nhắc tới tất cả mọi vấn đề từ việc bất bình đẳng trong thu nhập tới Beyonce và cả Donald Trump (mặc dù anh tránh nhắc trực tiếp đến tên vị Tổng thống).
Sau khi trải qua một hành trình rất dài, vị tỷ phú tỏ ra rất hứng thú khi quay trở lại ngôi trường cũ, nơi Facebook ra đời.
“Nếu tôi trình bày hết bài phát biểu này, đây sẽ là lần đầu tiên tôi thực sự hoàn thành cái gì đó ở Harvard”, Zuckerberg nói.
Trước khi chia sẻ bất cứ bài học trí tuệ nào cho các sinh viên niên khóa 2017, Zuckerberg muốn chia sẻ thẳng thắn về một vài điều liên quan đến The Social Network, bộ phim của đạo diễn Aaron Sorkin đã kịch tích hóa quãng thời gian Zuckerberg còn ở trường đại học.
“Bộ phim này khiến Facemash (phiên bản tiền nhiệm của Facebook) trở thành thứ rất quan trọng để tạo nên Facebook. Thế nhưng không phải vậy”, anh bổ sung.
Anh cũng nhắc đến bộ phim Hollywood này vào ở phần sau của bài phát biểu. “Không ai viết các công thức lên kính. Điều đó chẳng có ý nghĩa gì cả”.
Zuckerberg cũng cố gắng giải thích lần thứ “n” rằng anh không hề có ý định chạy đua vào chức Tổng thống. Theo trang Gizmodo và Mashable thì bài phát biểu của Zuckerberg khá nặng tính chính trị.
Nguyên tắc cơ bản mà Zuckerberg chia sẻ với các sinh viên niên khóa 2017 đó là: Mọi người trên thế giới phải ý thức được về mục đích.
Và Zuck luôn cố gắng tìm kiếm mục đích sống của mình. Trong vài tuần trước, Zuckerberg đã đi đến nhiều thành phố của Mỹ trong một chiến dịch mà theo anh là chỉ vì mục đích là để có một cái nhìn bao quát hơn về những người đang sử dụng website của anh.
Zuckerber có vẻ cảm động nhất bởi một câu chuyện anh được kể về một người cố vấn sinh viên. Anh cũng nhớ lại cảm giác mông lung về tương lai của một học sinh trung học là như thế nào và điều này khiến anh bật khóc. Đây là lần rơi nước mắt rất hiếm hoi của vị CEO này trong một sự kiện xuất hiện trước công chúng.
Nhập cư cũng là một trong nhiều chủ đề chính trị được Zuckerberg nhắc đến. Anh mong muốn tìm ra một mức thu nhập cơ bản trên toàn thế giới và một lập trường chính trị cho những người thợ ở Thung lũng Silicon và cảnh báo về tương lai của tự động hóa.