Nứt đường đèo nối hai tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nền đường nứt toác cùng nhiều điểm sạt lở gây tắc nghẽn giao thông trên Quốc lộ 24 đoạn qua đèo Vi Ô Lắc.

Nứt đường Quốc lộ 24 đoạn qua đèo Vi Ô Lắc. (Ảnh: Ba Tơ)
Nứt đường Quốc lộ 24 đoạn qua đèo Vi Ô Lắc. (Ảnh: Ba Tơ)

Sáng 16/11, sau mưa lớn, lượng đất đá tràn xuống đèo Vi Ô Lắc (nối huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi và huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum) khiến giao thông chia cắt.

Một số vị trí trên đèo mặt đường bị nứt, có chỗ bị lõm sâu, nhiều ô tô từ Quảng Ngãi đi Kon Tum phải quay đầu.

Vị trí sạt lở trên đèo Vi Ô Lắc đoạn qua địa bàn Quảng Ngãi. (Ảnh: Ba Tơ)

Vị trí sạt lở trên đèo Vi Ô Lắc đoạn qua địa bàn Quảng Ngãi. (Ảnh: Ba Tơ)

Vết nứt trên Quốc lộ 24 đoạn qua đèo Vi Ô Lắc. (Ảnh: Ba Tơ)

Vết nứt trên Quốc lộ 24 đoạn qua đèo Vi Ô Lắc. (Ảnh: Ba Tơ)

Theo ông Phạm Vinh, Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ, vụ sạt lở, nứt gãy Quốc lộ 24 rất nghiêm trọng. Huyện đã chỉ đạo lực lượng chức năng, sẵn sàng phối hợp với các cơ quan quản lý tuyến đường triển khai các phương án, khẩn trương khắc phục sự cố.

Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông trên tuyến, lực lượng CSGT Công an tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi đã chốt chặn 2 đầu qua đèo Vi Ô Lắc, cấm người và phương tiện qua lại khu vực nguy hiểm.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Gần một nửa học sinh Trường Tiểu học 2 xã Viên An đến trường bằng đò.

Lên đò theo đuổi sự học

GD&TĐ - Trường Tiểu học 2 xã Viên An, huyện Ngọc Hiển nằm cách TP Cà Mau hơn 100 km là một trong những ngôi trường khó khăn nhất tỉnh Cà Mau.