Sinh viên khởi nghiệp:

Nuôi dưỡng khát vọng khởi nghiệp

GD&TĐ - Mỗi năm có hàng trăm ý tưởng sáng tạo của học sinh, sinh viên Điện Biên tham gia các cuộc thi khởi nghiệp.

Sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên trải nghiệm nghề nghiệp thực tế tại Vườn thực nghiệm.
Sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên trải nghiệm nghề nghiệp thực tế tại Vườn thực nghiệm.

Việc xây dựng môi trường thuận lợi, phong trào khởi nghiệp đang phát triển mạnh mẽ tại các trường chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở địa phương.

Khai thác thế mạnh địa phương

Chẩm chéo là loại nước chấm xuất hiện nhiều ở vùng đồng bào dân tộc Thái đen tỉnh Điện Biên và Sơn La. Thức chấm này được làm từ nhiều loại nguyên liệu mà không phải vùng miền nào cũng có thể dễ dàng tìm thấy. Bởi vậy, chẩm chéo trở nên đặc biệt và là món đặc sản có chỗ đứng nhất định trên thị trường.

“Đều là sinh viên, nguồn vốn hạn chế nên chúng em lựa chọn hình thức kinh doanh online. Vừa không mất kinh phí thuê mặt bằng mà việc quảng bá, kinh doanh lại không chiếm nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc học. Hơn thế, chúng em tận dụng tối đa thế mạnh của công nghệ để lập các trang quảng cáo, fanpage, website, Facebook, livestream... bán hàng. Với hình thức này sản phẩm dễ dàng được quảng bá rộng rãi và phù hợp với xu hướng mua sắm trực tuyến hiện nay”, Toán cho hay.

Xuất phát từ sự đặc biệt này, một nhóm sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên đã xây dựng ý tưởng khởi nghiệp bằng việc kinh doanh online chẩm chéo. Sinh viên Lường Văn Toán, Trưởng nhóm Dự án kinh doanh “Chẩm chéo - Hương vị Tây Bắc” chia sẻ: Nhóm gồm 5 thành viên, học các chuyên ngành khách nhau song cùng yêu thích kinh doanh. Đặc biệt là các sản phẩm văn hóa truyền thống, đặc sản dân tộc.

Tương tự, khi nhận thấy Điện Biên có điều kiện tự nhiên thuận lợi, một nhóm sinh viên tại trường lại xây dựng ý tưởng ứng dụng chế phẩm sinh học Emina trồng và chế biến cây dược liệu thành tinh dầu theo hướng hữu cơ. Với diện tích trồng thí điểm 3.000m2, trong đó gồm các loại: Gừng trâu, bạc hà, hương thảo, oải hương.

Sản phẩm thu hái được chiết xuất thành tinh dầu. Đồng thời từng bước phát triển nhiều chế phẩm khác từ các loại cây dược liệu như: Trà, túi thơm, nước ngâm chân… nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Mong muốn nhóm học sinh này hướng tới không chỉ là tận dụng thế mạnh địa phương để kinh doanh, mà còn nhằm quảng bá các sản phẩm dược liệu sạch, kết hợp nghỉ dưỡng để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Còn sinh viên Vàng A Bẩy (K22MT), ngành Sư phạm Mỹ thuật (Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên) lại vận dụng những kiến thức đã học và kỹ năng quan sát thực tế để đưa ra ý tưởng cà phê kí họa chân dung. Chia sẻ về lý do xây dựng ý tưởng này, Bẩy cho biết: Sau một thời gian về TP Điện Biên Phủ học tập, em nhận thấy số lượng quán cà phê đang kinh doanh tại đây có mật độ khá dày. Tuy nhiên, nhiều quán lại thiếu sự mới lạ, độc đáo.

“Em có khả năng vẽ nên nghĩ ngay đến ý tưởng cà phê kí họa chân dung. Vừa mang đến nét độc đáo, mới lạ, tạo sức hút riêng cho các quán cà phê. Đồng thời lại thỏa sức đam mê, nâng cao tay nghề và có nguồn thu nhập”, Bẩy tâm sự.

Xây dựng ý tưởng, đội việc làm Kí họa chân dung của Bảy gồm 5 sinh viên cùng chuyên ngành, có chung đam mê, kiến thức và chuyên môn hội họa được thành lập. Vừa đảm nhận công việc tại các quán cà phê, vừa vẽ tranh kí họa cho khách. “Em mong muốn trong tương lai sẽ tạo lập được lĩnh vực kinh doanh kết hợp với đam mê nghệ thuật, tạo tiền đề khởi nghiệp cho chính mình” - Vàng A Bẩy bộc bạch.

Sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên nhận giải Khuyến khích tại cuộc thi Startup Kite 2022.

Sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên nhận giải Khuyến khích tại cuộc thi Startup Kite 2022.

Xây dựng môi trường khởi nghiệp

Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên là một trong những đơn vị gặt hái nhiều thành công tại cuộc thi này. Theo giảng viên Nguyễn Thị Phương Thúy, cuộc thi đã góp phần đẩy mạnh phong trào sáng tạo trong sinh viên toàn trường. Không chỉ đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng học tập và năng lực nghiên cứu cho sinh viên mà qua đây còn tạo nền tảng cho việc ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn để khởi nghiệp đúng hướng.

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên những năm gần đây còn quan tâm xây dựng môi trường thực hành, nghiên cứu, học tập để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên. Cụ thể như, trường chú trọng đầu tư hệ thống trang thiết bị phục vụ thực hành nghề; mở rộng các khu thực nghiệm; thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...

Sinh viên Lò Thị Phong, lớp K12CĐA2 tâm sự: Trong quá trình học tập, đặc biệt là khi xây dựng các ý tưởng khởi nghiệp em và các bạn đều nhận được sự ủng hộ, động viên rất lớn của thầy cô. “Cán bộ chuyên môn, giảng viên trong nhà trường luôn sát cánh cùng chúng em trên con đường vận dụng kiến thức được học vào thực tiễn cuộc sống. Đặc biệt là việc gợi ý, hỗ trợ sinh viên đi tìm ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp”, Phong nói.

Ngoài ra, theo đánh giá từ các trường chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh thì việc triển khai Đề án 1665 “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của Bộ GD&ĐT là tiền đề quan trọng để thúc đẩy mạnh mẽ phong trào khởi nghiệp trong sinh viên.

Mỗi nhà trường cụ thể hóa và lồng ghép các mục tiêu của Đề án vào nhiệm vụ, sứ mệnh riêng. Xây dựng chương trình truyền cảm hứng khởi nghiệp cho sinh viên thông qua: Diễn đàn, Tuần sinh hoạt công dân đầu khóa. Hình thành mạng lưới cán bộ tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo.

Giảng viên Đỗ Thị Thanh Dương, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên cho hay: Các chương trình truyền cảm hứng khởi nghiệp được xây dựng trên cơ sở 2 chiều. Vừa kết nối để cán bộ tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức. Đồng thời sinh viên cũng được trực tiếp tham gia thảo luận, lựa chọn ý tương và lắng nghe góp ý.

“Nội dung định hướng, xây dựng ý tưởng khởi nghiệp bám sát thực tế và phù hợp với ngành, nghề đào tạo các em đang theo học. Đặc biệt là các ngành, nghề: Dịch vụ hướng dẫn viên du lịch biên giới Điện Biên; lưu trú, hướng dẫn viên du lịch sinh thái, cộng đồng; ăn, uống, giải khát; trồng rau sạch, an toàn; Rèn dao dân tộc Mông… Bởi vậy, các dự án khởi nghiệp đều mang tính khả thi cao”, cô Dương chia sẻ.

Năm 2023 là năm thứ 5 Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp thanh niên”. Hưởng ứng cuộc thi, mỗi năm có gần 100 ý tưởng khởi nghiệp đăng ký tham gia. Trong đó, nhiều ý tưởng, đề tài của sinh viên ra đời đã đáp ứng được nhu cầu thị trường, có tính khả thi cao.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.