Cùng chồng kinh doanh vật liệu xây dựng tại Hà Nội, người mẹ trẻ 27 tuổi này đã phải tốn kém một khoản tiền "kếch xù" là 51 triệu mỗi tháng để trang trải chi phí sinh hoạt cho gia đình và nuôi con trai 3 tuổi được đủ đầy.
Có thể khi ngó chi tiêu cho riêng việc nuôi con 3 tuổi, nhiều người sẽ nói vợ chồng họ “vung tay quá trán”. Song quả thực, họ luôn tâm niệm: cố gắng làm dụng suy cho cùng cũng chỉ dành hết cho con (Ảnh minh họa)
Sống trong một căn hộ chung cư hoàn hảo và cao cấp bậc nhất Hà Nội hiện nay - Chung cư Royal City (Thanh Xuân, Hà Nội), với vợ chồng trẻ này (xin được giấu tên), cuộc sống ở đây lúc nào cũng đắt đỏ. Chính vì thế, điều này kéo theo hàng ngày họ cũng phải chi phí cho sinh hoạt gia đình và nuôi con nhỏ rất tốn kém.
Có thể khi ngó chi tiêu cho riêng việc nuôi con 3 tuổi, nhiều người sẽ nói vợ chồng họ “vung tay quá trán”. Song quả thực, họ luôn tâm niệm: cố gắng làm lụng suy cho cùng cũng chỉ dành hết cho con, mong con có được cuộc sống tốt và trọn vẹn nhất. Và, với suy nghĩ này, ông bố, bà mẹ trẻ ấy đã không ngần ngại đầu tư cho con.
Cùng ngó danh sách các khoản chi tiêu hàng tháng của bà mẹ trẻ này cho con 3 tuổi và gia đình nhé!
1. Tiền chợ: 15.000.000 đồng/tháng
Nhà có 2 vợ chồng trẻ + 1 giúp việc + 1 con nhỏ 3 tuổi, tiền thức ăn thường một bữa hết khoảng 150 nghìn. Vì hiện nay, thực phẩm nhiễm hóa chất rất nhiều nên tôi hay chọn mua trong cửa hàng thực phẩm hữu cơ quen biết.
Giá cả thực phẩm loại này cũng đắt hơn ở siêu thị khá nhiều. Ngoài ra, tôi cũng hay đặt thực phẩm nhập khẩu như bò Úc, cá hồi nguyên con về dùng dần. Cách này cũng tiết kiệm hơn một chút thay vì mua lẻ.
Gia đình tôi rất thích ăn hoa quả nên khoản này thường ưu tiên hơn nhiều. Mặc dù, mùa nào thức ấy nhưng và mùa hè, hoa quả thường nóng (vải, dưa hấu, mít...) nên tôi cũng ít mua cho con.
Tôi chọn mua hoa quả nhập khẩu. Con trai tôi rất thích ăn nho đen không hạt (290.000 đồng/kg), việt quất (2 triệu rưỡi/kg), dâu tây, anh đào (khoảng hơn 1 triệu/kg) . Một tuần trung bình nhà tôi hết 3 triệu tiền hoa quả, một tháng vị chi 9 triệu.
Thường cuối tuần, nếu không đi du lịch, vợ chồng tôi hay đưa con đi ăn tiệm. Mỗi lần như vậy hết khoảng 1 triệu rưỡi đến 2 triệu. Trung bình, một tháng có 2 tuần như vậy, nên tôi mất khoảng 4,5 - 6 triệu nữa cho việc này.
2. Tiền sữa: 4.260.000 đồng/tháng
+ Sữa bột: Trước đây khi con trai còn bé, tôi hay cho con uống sữa dê Hà Lan (giá 560k/hộp 900gr). Con uống loại sữa này rất hợp. Tuy nhiên, từ năm con 2 tuổi đến nay lại không chịu uống sữa này.
Vì thế tôi chuyển sang cho con uống sữa dê của Nga. Sữa dê của Nga có giá đắt hơn (450k/ 400gr). Mỗi tháng con trai uống hết 5 hộp sữa 400gr này => 450k x 5 hộp = 2.250.000 đồng.
+ Sữa tươi: Tôi cũng cho thêm con uống sữa tươi của Úc. Sữa này nguyên kem, giàu canxi, 100% sữa tươi nguyên chất nên con cũng rất thích uống và gần như uống thay nước lọc. Giá 330k/thùng 24 hộp. Một tháng con uống hết 2 thùng sữa này. Như vậy 330k x 2 thùng = 660.000 đồng.
Ngoài mua cho con, cả nhà tôi cũng thường mua sữa tươi Úc loại tách kem 1 lít có giá 450k/thùng 10 hộp để uống, mỗi tháng hết 3 thùng tương đương 450k x 3 thùng = 1.350.000 đồng.
3. Tiền bỉm: 430.000 đồng/tháng
Từ khi con còn nhỏ đến nay, tôi chỉ bồ kết sử dụng bỉm của Nhật Bản. Hiện con 3 tuổi nên buổi tối tôi vẫn đóng cho con bỉm cho con. Một tháng tôi thường mua 01 bịch bỉm này (54 cái) có giá 430k /bịch.
4. Tiền sinh hoạt phí: 8.500.000/tháng
Hàng tháng, tôi phải chi trả các khoản tiền cố định đều như vắt chanh mỗi tháng như tiền điện (2.500.000 đồng/tháng hè), tiền nước ngọt (500.000 đồng/tháng), tiền internet, điện thoại (2.500.000 đồng/tháng), tiền xăng xe ô tô (3.000.000 đồng/tháng)…
5. Tiền học của con: 12.000.000 triệu/tháng
Tôi đang cho con theo học một trường mầm non quốc tế với học phí mỗi tháng 12 triệu. Tôi thấy cho con theo học các trường này rất tốt nên cố cho con theo lâu dài.
5. Tiền thuê giúp việc: 5.000.000 triệu/tháng
Vợ chồng tôi trả lương cứng cho chị giúp việc là 3,5 triệu/tháng. Nhưng mỗi tháng, chúng tôi thường biếu thêm hoặc mua sắm quần áo thêm cho chị. Số tiền này dao động trong khoảng 1,5 triệu nữa.
6. Tiền chi trả lớp tập gym cho con trai tuần 3-4 buổi: 700.000 đồng/tháng
Hiện tôi đang cho con theo một lớp học gym. Phí hội viên trung bình khoảng 700k/tháng (1 năm hết 7 triệu).
7. Tiền cho con đi du lịch hoặc đi chơi: 5.000.000 đồng/tháng
Mỗi năm, nhà tôi vẫn thường cho con đi nghỉ 02 lần với những kỳ nghỉ dài như nghỉ hè, nghỉ Tết. Song, tháng nào, vợ chồng cũng cố gắng thu xếp cho con đi chơi xa khỏi Hà Nội trong bán kính từ 200km đổ về để con "đổi gió". Mỗi chuyến đi chơi ngắn ngày trong tháng này (dù đi xe của nhà) tôi cũng chi tằn tiện mất khoảng mất 4-5 triệu tiền ăn, mua sắm.
Tháng nào, vợ chồng cũng cố gắng thu xếp cho con đi chơi xa khỏi Hà Nội trong bán kính từ 200km đổ về để con "đổi gió" (Ảnh minh họa)
Tổng chi phí cho tất cả các khoản cơ bản của vợ chồng tôi cho phí sinh hoạt gia đình và khi nuôi con nhỏ mà tôi vừa kể trên hết khoảng 51 triệu (số tiền này chưa tính khoản mua sắm quần áo, đồ chơi cho con).
Trên đây là toàn bộ các khoản chi tiêu hàng tháng của vợ chồng tôi dành cho con và phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Thật sự, nhiều lúc ông bà nội ngoại lên chơi với cháu, ông bà cứ kêu trời nhà tôi chi tiêu tốn kém.
Nhưng cũng như nhiều phụ nữ, tôi rất muốn hạn chế các khoản không cần thiết, nhưng không biết cắt giảm khoản nào. Hiện, tôi đã có ý thức cắt giảm khoản mua quần áo cho con (vì thế mà tôi không muốn công khai khoản này nữa).
Thú thực, bản thân mỗi tháng phải chi trả một số tiền khá lớn trên, tôi cũng rất xót ruột vì thấy quá tốn kém. Cứ cái đà nuôi con nhỏ thế này, tôi thật sự phải suy tính cho “tập 2”. Bởi chắc chắn, có thêm con, chi phí của gia đình sẽ còn bị “đội” lên cao hơn nữa.
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.
GD&TĐ - Bằng những cách làm khác nhau, từ vận dụng chính sách, đến thành lập trung tâm đấu thầu riêng, tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế được khắc phục.