“Nước chết” vì quá sạch?
Theo một số chuyên gia dinh dưỡng, nước sạch mà chúng ta uống hàng ngày chỉ là “nước chết” đồng thời vén những bức màn bí mật về nước.
“Nước an toàn là nước sạch hay nước uống cần sạch là đủ" - quan điểm này vốn không sai và rất phổ biến. Thế nhưng, nước “quá sạch" có thể vẫn an toàn nhưng lại không thực sự tốt cho sức khỏe. Đó cũng là một hạn chế cho nhiều loại nước uống hiện nay.
Thật vậy, ở giai đoạn làm sạch của một số loại nước lọc thuần túy hiện nay (nước lọc RO, nước tinh khiết….), trong khi loại bỏ hoàn toàn các tạp chất (vi khuẩn, hóa chất có hại…) thì quá trình này vô tình cũng triệt tiêu hoặc làm giảm đáng kể lượng vi khoáng có lợi sẵn có trong nước tự nhiên.
Nhiều chuyên gia trong ngành dinh dưỡng gọi nước lọc sạch thuần túy là “nước chết” cũng vì lý do trên. Điều này đồng nghĩa với việc lựa chọn các loại nước lọc sạch nhưng phải “sống" trở nên tất yếu.
Đi tìm nguồn “nước sống”
Đối lập với “nước chết", nước uống được gọi là “sống" khi chúng không những sạch tạp chất (vi khuẩn, chất độc hại…) mà còn phải đảm bảo giữ được những vi chất, dinh dưỡng có lợi… sẵn có trong dòng nước tự nhiên ở mức lí tưởng nhất.
Vì thế mà các loại nước uống phổ biến như nước suối, nước khoáng thiên nhiên, nước hydrogen, nước ion kiềm… đều có thể coi là “nước sống”. Điều này chứng tỏ “nước sống" không phải là thứ nước gì cao siêu và khó tìm như nhiều người thường nghĩ.
Tuy nhiên người tiêu dùng cần lưu ý rằng bản thân “nước sống" cũng có nhiều loại, đa dạng, mang giá trị, công dụng tốt đến sức khỏe nhiều ít khác nhau.
“Sống” khỏe phải “tươi”
Điểm qua các loại “nước sống” hiện có, nước uống ion kiềm (ion OH-) được đánh giá loại tốt nhất vì là “tập hợp nâng cao" của nhiều loại “nước sống” khác.
Cụ thể, nước ion kiềm giữ được vi chất có lợi ở mức lí tưởng (cân bằng hơn cả tỉ lệ vi chất trong nước thuần khoáng như nước khoáng, nước suối), có lượng hydrogen cao giúp hấp thụ chất nhanh (tương tự nước hydrogen) và đặc biệt là việc sở hữu chỉ số chống oxy hoá (ORP) ấn tượng - điều mà không loại nước uống nào hiện nay có được.
Với những ưu điểm vượt trội trên, nước ion kiềm được mệnh danh là “vua của các loại nước uống” cũng không hề sai.
Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng lưu ý rằng không phải loại nước ion kiềm nào cũng đảm bảo trọn vẹn đặc tính cải thiện sức khỏe rõ nét theo đúng bản chất của loại nước này.
Theo đó, người dùng cần phân biệt rõ giữa nước kiềm “đóng chai” (chỉ chứa ion kiềm tươi và các chỉ số khác ở mức tương đối) và nước kiềm “tươi’’ (từ các loại máy tạo nước ion kiềm trực tiếp chuyên dụng - giữ được trọn vẹn bản chất nước ion kiềm) để chọn sử dụng.
Kiềm tươi không thể đóng chai?
GS.BS Hà Duy Thọ - chuyên gia dinh dưỡng 25 năm kinh nghiệm, đối tác chuyên môn của nhiều tập đoàn lớn (Nestlé, DKSH…), cho biết: “Do cơ chế dễ “bốc hơi", nước ion kiềm tươi sẽ không còn giá trị nếu để quá 6 tiếng (ở môi trường ngoài), khi đó nó sẽ bị mất 70% các chỉ số quan trọng của kiềm tươi - đặc biệt là chỉ số ORP. Thậm chí, nếu để quá 24 tiếng, nó sẽ mất luôn cả 3 chỉ số và chỉ số kiềm. Nói cách khác, nước kiềm OH- “tươi" không thể đóng chai được”.
Mặt khác, so với nước kiềm đóng chai, nước ion kiềm “tươi” OH- còn có chất lượng vượt trội hơn hẳn nhờ có chứa Hydrogen và chỉ số chống ô-xy hóa (ORP) cao hơn - thậm chí có thể điều chỉnh theo từng nhu cầu sử dụng khác nhau nhờ công nghệ tạo ion trong thiết bị.
“Điều này đồng nghĩa với việc nước ion kiềm tươi mang tác dụng loại bỏ các độc tố, hỗ trợ trực tiếp đến quá trình hấp thu nhanh dưỡng chất vào cơ thể cũng như trong việc điều trị các bệnh mãn tính - thậm chí như ung thư, tốt hơn và “rõ ràng" hơn nước kiềm đóng chai rất nhiều.” - bác sĩ Thọ cho biết thêm.