Nước Nga tìm kiếm vị trí của mình trên thị trường dịch vụ giáo dục thế giới

Nước Nga tìm kiếm vị trí của mình trên thị trường dịch vụ giáo dục thế giới

(GD&TĐ) - Mới đây, tại Trường Đại học kinh tế ở Moskva đã diễn ra hội nghị bàn tròn với chủ đề vị trí của nước Nga trong không gian giáo dục thế giới. Theo ý kiến của các đại biểu, nước Nga đã bị loại ra khỏi cuộc tranh luận toàn cầu về sự phát triển giáo dục. Liệu điều đó có đúng không?

Ông Issak Frumin, hiệu phó Trường Đại học kinh tế phát biểu: nói chung không gian giáo dục xuất hiện ngay từ khi nước Nga phóng những con tàu vệ tinh đầu tiên. Thời bấy giờ ban lãnh đạo Mỹ đã đặt vấn đề về việc vay mượn các mô hình dạy học của Liên Xô trong lĩnh vực các khoa học tự nhiên và toán. Và Đại học Berkley đã được chính phủ tài trợ để dịch và công bố hơn 40 cuốn sách của các nhà giáo học pháp về môn toán của Liên Xô.

Cũng trong khoảng thời gian đó thế giới bắt đầu quan tâm tới các nghiên cứu trong lĩnh vực phân tích so sánh các hệ thống giáo dục (comparative education). Năm 1962, công trình nghiên cứu đầu tiên về chất lượng giáo dục phổ thông đã được tiến hành tại 12 nước. Sau đó là các công trình nghiên cứu khác. Nghiên cứu của Chương trình đánh giá quốc tế PISA đã đập tan huyền thoại về giáo dục phổ thông của Nga, Đức và nhiều nước khác, vốn tự hào về kết quả học tập của mình. Nhưng... “Ở Đức sau năm 2001, khi đất nước bị xếp thứ 38 trong danh sách của PISA, đã diễn ra phiên họp đặc biệt của quốc hội, còn bộ trưởng giáo dục đã xin từ chức, - ông Issak Frumin nói, - còn ở Nga sau 10 năm vẫn không có tiến bộ đáng kể nào diễn ra”.

Riêng về giáo dục đại học, thì ở đây các bảng xếp hạng quốc tế các trường đại học nói lên tất cả. Nhưng thay cho việc phân tích vì sao các trường đại học Nga không chiếm các vị trí cao trong các bảng xếp hạng này, thì “người ta lại tìm cách phê phán các tác giả của các nghiên cứu rằng họ đã tính toán sai điều gì đó”, - ông Issak Frumin nói tiếp.

Nước Nga tìm kiếm vị trí của mình trên thị trường dịch vụ giáo dục thế giới ảnh 1
 Sinh viên Nga (ảnh minh họa)

Quả thật, các vị hiệu trưởng các trường đại học Liên bang Nga do chủ tịch Hội hiệu trưởng Nga Viktor Sadovnichy dẫn đầu đã tiến hành đối thoại với tác giả các bảng xếp hạng QS-THESS TIMES. Cộng đồng các trường đại học Liên bang Nga có ý định tiếp cận vấn đề xếp hạng thế giới trên quan điểm học thuật. Các nhà khoa học Nga đã đưa ra những tiêu chí đánh giá hoạt động học thuật của các trường đại học Nga. Nhưng các tác giả bảng xếp hạng của The Times laị không quan tâm điều đó.

Hiện nay, theo ông Issak Frumin, đối với nước Nga có ba phương án tìm kiếm vị trí của mình trên thế giới: tiếp tục coi thường các quá trình toàn cầu hoá, “tích cực đuổi kịp” – ghi dấu sự có mặt của mình tại các phiên họp của các uỷ ban quốc tế với tư cách “những người em út”, và giới thiệu những chủ đề của mình để thảo luận trên chương trình nghị sự quốc tế. Nhưng phương án sau cùng chỉ có thể xảy ra khi các ký giả thôi xem xét hệ thống giáo dục quốc gia như một cái gì đó tách biệt với thế giới.

“Nếu như trước đây người ta nói rằng đáng sợ nhất là nạn chảy máu chất xám, - ông Andrey Kortunov, chủ tịch quỹ “Evrazia mới” nói, - thì hiện nay điều đáng lo ngại là toàn cầu hoá làm biến dạng hệ thống giáo dục quốc gia”.

Trong bản báo cáo của mình ông đưa ra một số dữ liệu chung. Tổng giá trị thị trường giáo dục thế giới hiện nay chiếm gần 40-45 tỷ USD. Trong đó Mỹ kiểm soát 40% thị trường. Các nước tham gia tích cực quá trình này là Anh, Canada, Úc, New Zealand, các nước Đông và Đông – Nam Á... Và thị trường này không được điều tiết. Các nước xuất khẩu giáo dục không chịu trách nhiệm nào về hoạt động của các tổ chức riêng lẻ của mình. Xu hướng tiếp theo thể hiện ở chỗ số lượng các nước xuất khẩu dịch vụ giáo dục hàng năm tăng lên. Chẳng hạn như Trung Quốc. Các nước nhập khẩu chính là Mỹ Latin và châu Phi. Với tư cách là nước xuất khẩu Nga chỉ kiểm soát 1-1,5% thị trường, và chưa chắc tình hình này sẽ thay đổi trong thời gian gần nhất.

“Để tham gia vào thị trường giáo dục thế giới có ba chiến lược, - Ông Andrey Kortunov nói, - ủng hộ tích cực sự phát triển các hình thức hợp tác (mở các trường, khoa đại học...), chế độ bảo hộ và thái độ trung lập”. Kinh nghiệm những năm gần đây chỉ ra rằng những nước sử dụng chiến lược thứ nhất hoạt động có hiệu quả hơn (Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Philippine, thậm chí Ba Lan). Về chế độ bảo trợ ông Andrey Kortunov minh hoạ bằng ví dụ Ấn Độ. Ở đấy 20 năm trước Hiệp hội các trường đại học Ấn Độ đã cấm mở các phân hiệu của các trường đại học nước ngoài. Và... hệ thống giáo dục Ấn Độ đã phát triển một cách cơ bản.

“Chiến lược thích hợp nhất đối với nước Nga trong tương lai, ông Andrey Kortunov kết luận, là tìm kiếm vị thế của mình trên thị trường dịch vụ giáo dục”. Hơn nữa, Liên bang Nga cần đào tạo không chỉ cử nhân, như Úc và New Zealand đã làm, mà còn thạc sĩ. Nói tóm lại, tạo ra một gói dịch vụ giáo dục sao cho có thể thu hút được đơn đặt hàng của các trường đại học nước ngoài.

Nhưng để làm điều đó ít nhất là cần chấn chỉnh lại bậc giáo dục đại học.

Trần Hậu (Theo Tin tức)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.