Núi lửa lớn nhất hệ Mặt trời nằm ngay trên Trái đất

Núi lửa lớn nhất hệ Mặt trời nằm ngay trên Trái đất
Các nhà khoa học Mỹ vừa tuyên bố phát hiện ra núi lửa khổng lồ Tamu Massif lớn nhất hệ Mặt trời. Điều đặc biệt là núi lửa này nằm ở Thái Bình Dương của chúng ta. 
The Tamu Massif volcano sits under the Pacific along the Shatsky Rise plate. Scientists from the University of Houston made the discovery, which remained hidden because Tamu Massif sits 6,500 feet below the surface. Scientists used core samples, radars and scans, pictured, to map the volcano
Núi lửa Tamu Massif được xem là lớn nhất hệ Mặt trời
Tamu Massif là một phần thuộc khu vực rộng lớn Rise Shatsky nằm sâu dưới đáy Thái Bình Dương, cách phía Đông Nhật Bản khoảng 1.600 km. Núi lửa này chỉ gồm một mái vòm khổng lồ duy nhất mang hình dạng lá chắn, được hình thành do nham thạch từ một đợt phun trào khoảng 144 triệu năm trước.
Diện tích của Tamu Massif vào khoảng 310.000 km2 (tương đương diện tích của Anh và Ireland gộp lại), với sườn dốc có độ cao khoảng 3,5km so với đáy biển.
Từ trước tới nay, các nhà khảo sát đại dương đều phỏng đoán rằng Tamu Massif là một hệ thống rộng lớn gồm nhiều núi lửa kết hợp, một dạng núi lửa vốn đã xuất hiện tại khoảng chục địa điểm trên khắp hành tinh của chúng ta.
Chỉ đến khi nhóm các nhà khoa học do William Sager tại Đại học Texas A & M (Mỹ) tiến hành nghiên cứu tổng thể thì Tamu Massif mới được công nhận là ngọn núi lửa đơn lẻ với kích thước cực lớn. Cái tên Tamu là chữ cái đầu của trường Texas A&M University. 
Tamu Massif is the largest feature of the Shatsky Rise mountain range, marked by A on this map, situated around 1,000 miles east of Japan. The range was formed following the eruption of the Tamu Massif volcano between 130 and 145 million years ago Read more: http://www.dailymail.co.uk/sciencetech/article-2413612/Tamu-Massif-volcano-size-UK-discovered-beneath-Pacific-Ocean.html#ixzz2eGkM8qvW Follow us: @MailOnline on Twitter | DailyMail on Facebook
Vị trí của Tamu Massif 
Các chuyên gia địa chất đã tập hợp dữ liệu của các mẫu đá lấy từ một dự án khoan đáy Thái Bình Dương và một biểu đồ đáy biển thu được từ máy quét địa chấn xâm nhập sâu đặt trên tàu khảo sát.
Kết hợp các dữ liệu phân tích với nhau, kết quả cho thấy các siêu núi lửa được tìm thấy tại các phần khác của Hệ Mặt Trời có "anh em họ" trên Trái Đất. Sự đa dạng của núi lửa Trái Đất chưa được hiểu rõ vì những "con quái vật" này đã tìm nơi ẩn náu tốt hơn chính là đáy biển.
Trong khu vực, Tamu Massif gần tương đương với Quần đảo Anh hay Núi lửa Olympus Mons trên sao Hỏa, và được coi là ngọn núi lửa lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Trước đây, núi lửa Olympus Mons từng được ví là "gã khổng lồ" với chiều cao hơn 20km và khối lượng lớn hơn khoảng 25%, tuy nhiên, so với Tamu Massif thì Olympus Mons lại có độ sâu tương đối nông. Trong khi đó, Tamu Massif lại ăn sâu vào vỏ Trái Đất khoảng 30km.
Hiện các nhà khoa học không chắc chắn rằng núi lửa này vẫn còn hoạt động vì Tamu Massif được hình thành trong khoảng thời gian ngắn từ một triệu đến vài triệu năm, và rất có thể nó đã "ngủ yên".
Theo TTXVN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ