Nữ ứng viên da màu Mỹ đi vào lịch sử

Bà Kamala Harris vừa chính thức trở thành phó tướng cho ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden, tham gia chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng vào cuối năm nay.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Sự xuất hiện của bà trở nên đặc biệt trong bối cảnh nước Mỹ mới rung chuyển vì làn sóng biểu tình đòi công lý cho người đàn ông da màu George Floyd, một nạn nhân bị những cảnh sát da  trắng ghì cổ đến chết.

Chính trị gia Kamala Harris được đánh giá là người khai phá nhiều cái đầu tiên trong chính trường nước Mỹ. Trước đó,  người phụ nữ nhập cư có cha đến từ Jamaica và mẹ người Ấn Độ này đã trở thành phụ nữ da màu đầu tiên trở thành tổng chưởng lý của bang California. Tới năm 2016, bà lại trở thành người có gốc gác châu Á đầu tiên được bầu vào Thượng viện Mỹ.

Ngày 12/8 vừa qua, cái duyên “đầu tiên” của Kamala Harris lại tiếp tục được  phát huy khi bà ghi tên mình vào lịch sử nước Mỹ khi trở thành người phụ nữ da màu đầu  tiên trở thành ứng viên phó tổng thống của một đảng chính trị lớn. Ở tuổi 55, bà được đánh giá là khá trẻ trung và bù đắp phần nào hạn chế về tuổi tác cho ứng viên Tổng thống Joe Biden, năm nay đã 77 tuổi.

Nếu giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu ngày 3/11 tới, ông Biden sẽ trở thành tổng thống đắc cử cao tuổi nhất nước Mỹ từ trước đến nay. Với tuổi tác đã cao, ông luôn  tự coi mình là “ứng viên chuyển tiếp” để làm cầu nối cho thế hệ lãnh đạo mới trẻ trung hơn. Quan điểm này lại mở đường cho bà Kamala Harris có thêm cơ hội để ghi tiếp dấu ấn “đầu tiên” trong lịch sử. 

Theo đó, ông Joe Biden nhiều khả năng sẽ chỉ làm ông chủ Nhà Trắng một nhiệm kỳ nếu chiến thắng trước đương Kim Tổng thống Donald Trump trong cuộc đối đầu sắp tới. Bằng quyết định chọn Kamala Harris đồng hành với mình, ông đã mở tiếp cánh cửa cho bà có thể tiếp bước để trở thành nữ tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ.

Nhưng muốn vươn tới đỉnh cao chính trị nói trên, trước hết bộ đôi Biden - Harris phải vượt qua ngọn núi là cuộc bầu cử quyết liệt sắp tới, đối đầu với Donald Trump vốn luôn có nhiều lợi thế của một vị tổng thống đương nhiệm. Bất chấp việc ông Donald Trump mỉa mai bà Harris bằng những lời lẽ thô tục như “người kém cỏi” hay “thành viên kinh khủng nhất của Thượng viện Mỹ”, việc ông Binden chọn người đồng hành này vẫn được coi là một lựa chọn khôn ngoan.

Trong bối cảnh khối cử tri và những vấn đề sắc tộc ngày càng trở nên quan trọng tại chính trường Mỹ, đặc biệt là sau làn sóng biểu tình vì George Floyd vừa qua, sự xuất hiện của bà Harris sẽ mang lại nhiều lợi thế và an toàn cho ông Biden khi tranh cử. Hai người vốn là đối thủ công kích lẫn nhau, nhưng việc ông Biden chọn bà Harris đã cho thấy, quyết tâm của ông, sẵn sàng gác lại mọi hiềm khích để hướng tới mục tiêu vào Nhà Trắng.

Trước bà Harris từng có 3 phụ nữ trở thành ứng viên tổng thống hoặc phó tổng thống. Nhưng cả ứng viên tổng thống 2016 của đảng Dân chủ Hillary Clinton, ứng viên phó tổng thống 2008 của đảng Cộng hòa Sarah Palin và ứng viên phó tổng thống 1984 của đảng Dân chủ Geraldine Ferraro đều đã thất bại. Với nhiều ủng hộ của cử tri dành cho nữ ứng viên thứ 4 lần này, lịch sử đang chờ gọi tên Kamala Harris thêm một lần nữa vào cuối năm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.